Blog Single

Công cụ đánh giá rủi ro FMEA

Khi còn ở giảng đường Đại Học, trong tiết học về đánh giá rủi ro trong sản xuất, ông giáo sư có nói một câu khiến tôi còn nhớ mãi.“Thất bại cho chúng ta kinh nghiệm. Nhưng, nếu có thể, tôi mong các cô, các cậu không cần phải có quá nhiều kinh nghiệm”. Điều này có nghĩa là thất bại cho chúng ta bài học, nhưng nếu chúng ta biết có phương pháp để tránh thất bị thì tại sao lại không áp dụng. Chúng ta biết có các biện pháp ngăn ngừa lỗi phát sinh, lỗi lưu xuất thì tại sao chúng ta lại không sử dụng. Quả thật là chúng ta không cần phải có “quá nhiều kinh nghiệm”

Trong lĩnh vực sản xuất, để không có “quá nhiều kinh nghiệm” người ta thường xây dựng tiêu chuẩn và quy định về dựa theo một phần những điều đã từng thất bại trong quá khứ, hoặc khi thiết kế sản phẩm hay xây dựng quy trình sản xuất người ta dùng FMEA để phân tích những rủi ro tiềm ẩn.

FMEA là cụm từ viết tắt bởi Failure Mode Effect Analysis dùng để nhận diện và đánh giá hậu quả rủi ro tiềm ẩn. Có 2 loại D-FMEA và P-FMEA.

Để cho dễ hình dung hơn tôi lại nói về chuyện trong quy trình đồ xôi.

Trong khi bán xôi cho khách hàng, có nhiều khách hàng phản ánh xôi của bạn không dẻo như ngày thường. Xôi bị khô, rất khó ăn và cho cảm giác không được ngon.

Sau khi tiếp nhận thông tin và điều tra bạn biết được rằng, lô đã bán xôi vẫn còn hạn sử dụng, vẫn tuân thủ các điều kiện của quy trình sản xuất. Tuy vậy, khi mới nấu ra thì độ dẻo đạt yêu cầu nhưng khi đến tay khách hàng độ dẻo đã không còn như ban đầu nữa.

Khi xem xét sâu hơn nguyên nhân, bạn biết được lô gạo nếp dùng để đồ xôi của bạn đã để quá lâu nên không còn đạt chuẩn nữa. Vì vậy, bạn đã kiểm chứng để quy định lại thời hạn bảo quản gạo cho thích hợp. Sau đó, bạn tiêu chuẩn hóa phương pháp xác định độ dẻo đồng thời dựa theo kết quả kiểm chứng đó để quy định thời hạn bảo quản tiêu chuẩn cho từng loại gạo của công ty bạn.

Để đánh giá rủi ro trong quy trình, xác nhận mức độ ảnh hưởng, tần xuất phát sinh qua đó đưa ra các biện pháp phù hợp.

viVietnamese