Blog Single

Xử lý lỗi hàng dập có ba via có thể gây tổn thương cho khách hàng

Chào các bạn, đây sẽ là bài viết đầu tiên blogsanxuat chia sẻ về một tình huống xử lý lỗi mà một nhân viên quản lý chất lượng thường gặp trong công việc.

Đọc lý thuyết nhiều cũng oải phải không, hôm nay chúng ta đổi gió một chút nhé.

Xử lý lỗi phát sinh đột xuất, cũng có thể được coi là giải quyết một vấn đề. Với những lỗi nhỏ, phát hiện được ngay nguyên nhân rồi thì chúng ta không cần phải đầu tư thời gian để làm theo trình tự nữa, mà thực thi đối sách luôn để hạn chế tối đa thiệt hại.

Trình tự gia công của chi tiết

Đầu tiên mình sẽ giới thiệu trình tự gia công chi tiết và vị trí xảy ra lỗi để mọi người hình dung rõ hơn về tình trạng lỗi.

Chi tiết A được gia công dập ở xưởng A rồi chuyển đến bộ phận Hàn ở xưởng B. Tại đây, chi tiết A được hàn với chi tiết B để tạo ra chi tiết AB. Chi tiết AB sau đó được chuyển đến bộ phận lắp ráp trong cùng xưởng B để lắp với chi tiết C tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh ABC.

Lỗi lần này được phát hiện ở bộ phận lắp ráp.

Trình tự xử lý lỗi

Mới sáng vừa kết thúc giao ban thì tiếng chuông điện thoại reo. Ông anh bên xưởng lắp ráp gọi lên chuyền ngay có sự cố.

Mình lóc cóc lên chuyền thì thấy công nhân báo vừa phát hiện ba via trên chi tiết AB. Ba via phát sinh ngay vị trí khách hàng có thể chạm vào nên đây là lỗi rất nghiêm trọng. Dùng sản phẩm mà bị đau thì ai còn dám mua lần hai nữa.

Sản phẩm nào cũng thế, thường sẽ có những lỗi chí tử, không chỉ đơn thuần ảnh hưởng tới doanh số mà còn có nguy cơ phá sản luôn. Với công ty của mình thì lỗi ảnh hướng tới tính mạng của khách hàng và lỗi làm khách hàng trọng thương là hai lỗi chí mạng.

Bạn đã nghe về sự cố của một công ty sản xuất túi khí trong xe ô tô mà túi khí không bật ra khi xe gặp tai nạn chưa. Công ty này từ một công ty làm ăn có lãi đã lập tức phải đối mặt với nguy cơ phá sản.

Quay lại với câu chuyện của mình. Với lỗi nghiêm trọng này thì việc đầu tiên là dừng dây chuyền sản xuất, không để số tượng hàng lỗi tăng thêm nữa.

Sau đó, mình kiểm tra ngay, hàng lỗi nằm ở lô (lot) hàng nào. Do là sản phẩm dập nên tỷ lệ lỗi là 100%. Tuy nhiên, rất may mắn là sau khi kiểm tra thành phẩm ABC, mình phát hiện ra sản phẩm lỗi AB bắt đầu từ lô ngày 7/7. Lô trước đó không vấn đề gì. Vừa đổi sang lô 7/7 thì công nhân phát hiện ra nên hàng lỗi vẫn còn nằm nguyên trên chuyền. Hú vồn.

May hơn nữa, phần ba via này có thể lấy rất đơn giản ngay tại chỗ nên mình xử lý ngay để chuyền chạy lại.

Tuy nhiên, chuyền chạy lại chưa hẳn đã ok nhé các bạn. Chúng ta cần kiểm tra ngay số hàng AB còn lại nằm ở bộ phận Lắp ráp có vấn đề không. Đồng thời cũng phải kiểm tra toàn bộ tình trạng ba via của chi tiết AB và chi tiết A ở bộ phận Hàn. Việc này mình nhờ một người bạn giúp vì không làm kịp.

Kết quả kiểm tra:

  • Toàn bộ số chi tiết AB ở bộ phận Lắp ráp đều có bia via
  • Toàn bộ số tiết A và AB ở bộ phận Hàn cũng có ba via.

Dòng chảy của hàng lỗi là hình màu đỏ trong hình dưới nhé bạn.

Tạm thời, số chi tiết AB ở bộ phận Lắp ráp vẫn đủ nên mình đã trao đổi với bộ phận Hàn để dừng công đoạn hàn. Bởi làm mà chỉ ra hàng lỗi thì ngồi chơi còn hơn.

Đồng thời, liên lạc với xưởng A để họ kiểm tra tình trạng hàng trong kho. Nếu không cón hàng thì đề nghị làm ngay cho kịp mà không làm kịp được thì qua đây sửa hàng giúp em.

Cũng may, xưởng A cử người sang ngay để sửa số hàng ở cả hai bộ phận Hàn và Lắp ráp. Khoảng 3 giờ sau thì mọi hoạt động trở lại bình thường.

May mắn là chưa có sản phẩm lỗi lọt tiếp đến công đoạn sau. Không thì tội các anh ở xưởng A nặng lắm.

Cùng một vấn đề, sẽ có nhiều cách giải quyết. Nếu bạn có cách làm tốt hơn thì cùng chia sẻ nhé.

viVietnamese