#2 Suy nghĩ trong quản lý quá trình

Cần nhắc lại một lần nữa, mục đích của quản lý chất lượng chính là đảm bảo chất lượng của sản phẩm (chất lượng của dịch vụ) trước khi giao cho khách hàng. Điều này có nghĩa là đối tượng của quản lý chất lượng chính là chất lượng của sản phẩm.

Tuy nhiên,[su_highlight background=”#DDFF99″ color=”#000000″ class=””] tất cả các sản phẩm đều được sản xuất thông qua một quá trình (công đoạn) nhất định nên để đảm bảo chất lượng chúng ta cần quản lý toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm.[/su_highlight]

Trong thực tế, để quản lý quá trình, chúng ta thường thu thập dữ liệu về các yếu tố chất lượng (Ví dụ như chiều dài chi tiết) rồi so sánh với tiêu chuẩn để phán đoán xem công đoạn đó có hoạt động bình thường hay không trước khi đưa sản phẩm cho công đoạn tiếp theo. Thao tác này được gọi là kiểm tra trong mỗi công đoạn. Ở công đoạn cuối cùng của sản phẩm (thường là công đoạn lắp ráp) thì thao tác này gọi là kiểm tra lần cuối.

Các hình thức kiểm tra trong quá trình sản xuất sản phẩm
Các hình thức kiểm tra trong quá trình sản xuất sản phẩm

Tóm lại, để quản lý chất lượng của sản phẩm, chúng ta cần quản lý chất lượng trong từng công đoạn (quá trình) chế tạo sản phẩm.

Quản lý công đoạn là quản lý những gì?

Để quản lý công đoạn chúng ta sẽ quản lý đặc tính chất lượng sau từng công đoạn và các yếu tố cấu thành nên công đoạn đó.

Các yếu tố cần quản lý trong công đoạn
Các yếu tố cần quản lý trong công đoạn

Trong mỗi công đoạn, chúng ta sẽ có các đặc tính chất lượng cần quản lý, hay còn gọi là “Đề mục quản lý“. Việc làm sáng tỏ các đề mục quản lý này sẽ giúp chúng ta phán đoán được chi tiết hay sản phẩm sau mỗi công đoạn có đạt yêu cầu hay không.

Ví dụ về đề mục quản lý như: Chiều dài chi tiết, độ nhám bề mặt gia công… Công cụ dùng để quản lý đặc tính chất lượng thường là biểu đồ quản lý hay phiếu kiểm tra.

Ngoài việc quản lý đặc tính chất lượng của sản phẩm trong mỗi công đoạn, chúng ta còn phải quản lý các yếu tố (4M: Man, Material, Machine, Methol) trong công đoạn như trạng thái máy móc, đồ gá, nhiệt độ môi trường, độ sáng khu vực gia công… Đây chính là những “đề mục kiểm tra“. Công cụ đùng để quản lý thường được sử dụng là phiếu kiểm tra. Nếu bạn nào làm trong xưởng rồi thì sẽ thấy, trước khi bắt đầu gia công, người công nhân sẽ kiểm tra máy móc xem có đảm bảo hay không mới sử dụng.

Nói tóm lại, để quản lý được quá trình gia công sản phẩm thì việc đầu tiên chúng ta cần làm là làm sáng tỏ các yếu tố cần quản lý (đề mục quản lý và đề mục kiểm tra).

Ngoài ra, để tăng hiệu quả quản lý, chúng ta nên kết hợp giữa quản lý kết quả với quản lý quá trình.

Ví dụ việc sử dụng biểu đồ quản lý để theo dõi chiều dài của chi tiết gia công sẽ giúp chúng ta lường trước được lỗi có thể xảy ra hoặc khi đã xảy ra lỗi có thể phản hồi ngay với công đoạn phía trước để truy tìm nguy nhân để giải quyết nhằm hạn chế thiệt hại.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

viVietnamese