Như mình đã giới thiệu trong các bài viết trước, Pokayoke chính là hệ thống để phòng chống lỗi sơ ý của con người.
Lỗi sơ ý gây ra do con người có thể tóm tắt đơn giản lại như hình vẽ dưới.
Từ những nguyên nhân như thiết bị khó sử dụng, chi tiết không được phân biệt rõ ràng hay người công nhân làm việc trong trạng thái không được khoẻ sẽ dẫn đến kết quả dẫn đến phát sinh lỗi sơ ý và tạo ra hàng lỗi.
Chúng ta có thể dẫn chứng một số lỗi sơ ý tiêu biểu như:
- Lắp nhầm chi tiết
- Quên không lắp chi tiết
- Lắp ngược chi tiết
….
Trong trường hợp xấu nhất, sản phẩm lỗi còn có thể lọt xuống công đoạn sau hoặc tới tay khách hàng.
Vì vậy, nhiệm vụ của Pokayoke chính là phải ngăn chặn được sản phẩm lỗi không gây ảnh hưởng tới công đoạn sau. Suy nghĩ áp dụng Pokayoke được thể hiện như hình dưới đây.
Từ hình vẽ chúng ta có thể thấy có 3 phương pháp để áp dụng Pokayoke:
- Phương pháp 1: Triệt tiêu tận gốc nguyên nhân gây phát sinh lỗi sơ ý.
- Phương pháp 2: Dù lỗi sơ ý có xảy ra cũng không làm phát sinh hàng lỗi
- Phương pháp 3: Dù có phát sinh hàng lỗi cũng không để lọt tới công đoạn sau
Ví dụ, chúng ta hãy cùng suy nghĩ về một tai nạn tại vị trí cắt ngang đường tàu. Một người đi bộ qua đường tàu vừa suy nghĩ, không để ý tàu đang đến và đã xảy ra tai nạn va chạm.
Nếu suy nghĩ cách thiết lập Pokayoke theo 3 phương pháp trên, chúng ta sẽ có 3 phương án sau:
- Phương án 1: Xây hàng rào chắn ngang không cho người đi bộ qua đường ở đây. Đây chính là phương án loại bỏ hoàn toàn nguyên nhân gây ra lỗi sơ ý.
- Phương án 2: Sử dụng đèn và âm thanh cảnh báo tàu đang đến gần. Tín hiệu cảnh báo sẽ giúp người đi bộ kịp thời nhận ra mình đang tiến vào khu vực tàu chạy qua để kịp lùi lại. Trường hợp này du đã xảy ra lỗi như vẫn kịp khắp phục nên chưa phát sinh tai nạn.
- Phương án 3: Sử dụng thanh chắn ngang mỗi khi có tàu đi qua. Trường hợp này, dẫu người đi bộ có bỏ qua cảnh báo từ đền và âm thanh thì cũng không thể tiến vào khu vực nguy hiểm nhờ có thanh chắn ngang. Đây chính là suy nghĩ không để hàng lỗi lọt đến công đoạn sau.
Trên đây mình đã giới thiệu 3 phương pháp (cách suy nghĩ) căn bản để áp dụng Pokayoke phòng tránh lỗi sơ ý trong công việc.
Các bạn thử suy nghĩ cách áp dụng sao cho hiệu quả và phù hợp với công xưởng mình làm việc nhé.