Blog Single

#1 Kiểm tra: Chốt chặn trong từng công đoạn

Kiểm tra là một định nghĩa quen thuộc trong quản lý chất lượng.

Để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm thì mục đích của quản lý chất lượng là hướng tới đảm bảo chất lượng trong từng công đoạn.

Đây là suy nghĩ cốt lõi trong hoạt động quản lý chất lượng tại Nhật Bản.

[su_posts id=”367″ posts_per_page=”-1″ tax_term=”67″ tax_operator=”AND” order=”desc”]

Vậy làm sao để biết chất lượng có được đảm bảo trong từng công đoạn hay không?

Kiểm tra” sẽ là câu trả lời cho câu hỏi trên.

Ví dụ, khi bạn nấu một rồi canh, làm sao để biết đã cho vừa gia vị hay chưa? Cách đơn giản nhất là nếm.

Vậy hành động nếm chính là hành động kiểm tra chất lượng cho nồi canh.

1. Kiểm tra là gì?

Theo định nghĩa của JIS (tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản), kiểm tra chính là việc xác nhận sản phẩm đã đạt các tiêu chuẩn theo yêu cầu hay chưa.

Hay nói một cách cụ thể hơn thì kiểm tra là hoạt động làm sáng tỏ đối tượng cần kiểm tra. Sau đó, đánh giá đối tượng đó có đạt những yêu cầu về chất lượng hay không.

Đối tượng của kiểm tra không chỉ là sản phẩm mà còn bao gồm cả dịch vụ.

Ví dụ, công việc kiểm tra một chi tiết hình trụ sau khi được gia công sẽ bao gồm những công đoạn sau:

  • Đo chiều dài chi tiết.
  • Đo đường kính sau gia công.
  • Kiểm tra độ cứng sau khi xử lý bề mặt.
Thông số kiểm tra sản phẩm
Thông số kiểm tra sản phẩm

Nội dung và số đề mục kiểm tra sẽ thay đổi tuỳ vào yêu cầu của chi tiết.

Khi cả ba đề mục trên đều đạt yêu cầu thì chi tiết đó sẽ được đánh giá đạt.

Trong kiểm tra, chúng ta còn có một khái niệm khác nữa là đơn vị kiểm tra. Đơn vị kiểm tra có thể là một hay nhiều chi tiết.

Ví dụ, Khi kiểm tra giày thì chúng ta không chỉ kiểm tra một chiếc bên trái hoặc bên phải. Vì vậy, đơn vị kiểm tra ở đây sẽ là một đôi.

Sau khi kiểm tra, chúng ta sẽ dựa vào kết quả để quyết định đối tượng kiểm tra có ĐẠT hay KHÔNG ĐẠT.

Sản phẩm đạt sẽ được đưa đến công đoạn tiếp theo. Còn những sản phẩm không đạt sẽ phải sửa hoặc bỏ đi.

Tóm lại, mục đích của hoạt động kiểm tra chính là:

[su_list icon=”icon: check” icon_color=”#0076b2″]
  • Đánh giá đối tượng kiểm tra có đạt hay không. Chỉ những sản phẩm đạt mới được chuyển tiếp cho công đoạn sau.
  • Phản hồi tới các bộ phận liên quan khi có vấn đề dựa trên những thông tin chất lượng sau kiểm tra.
[/su_list]

2. Thí nghiệm là gì?

Thí nghiệm được định nghĩa là hoạt động đánh giá định lượng một đặc tính chất lượng của một đơn vị kiểm tra. Để đánh giá, người làm thí nghiệm có thể sử dụng dụng cụ đo hoặc tiến hành xử lý hoá học…

Thông thường, việc sử dụng kết quả thực nghiệm các mẫu chi tiết để đánh giá đạt hay không đạt chính là kiểm tra.

Kết quả, của thí nghiệm thường bao gồm kết quả của nhiều thao tác đo đạc. Độ chính xác của kết quả đo đạc sẽ quyết định tới kết quả thực nghiệm.

Ngoài ra, nó còn quyết định tới tính chính xác khi đánh giá sản phẩm có đạt chất lượng hay không.

Vì vậy, hoạt động đo đạc cũng rất quan trọng.

Mình sẽ giới thiệu về hoạt động này trong bài tiếp theo để chúng ta cùng thấy tầm quan trọng của nó.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

viVietnamese