Blog Single

Cân bằng chi phí và chất lượng

Một số người thường nói “Chất lượng tốt, chất lượng xấu” hoặc “Nâng cao chất lượng” , điều này có nghĩa là gì? . Chúng ta cũng hay nói “Đừng để xảy ra vấn đề về chất lượng như lần trước”, “Hãy đặt mục tiêu chất lượng, giữ mức tỷ lệ lỗi dưới 0.5% “. Vậy suy cho cùng, nâng cao chất lượng đồng nghĩa với việc loại bỏ lỗi. Dựa theo suy nghĩ này chúng ta thực hiện các đối sách như thêm công đoạn kiểm tra, thêm hạng mục kiểm tra và thực hiện phân loại…

Có nhiều quan điểm cho rằng “Khi thực hiện các đối sách về chất lượng sẽ rất tốn kém về tiền bạc thời gian và công sức. Chính vì thế mà một sản phẩm có chất lượng tốt thì giá sẽ rất cao”. Liệu khách hàng có mua sản phẩm ngay cả khi chúng có giá cao chỉ vì chúng có chất lượng tốt hay không? . Nếu các sản phẩm có cùng chất lượng như nhau thì chắc chắn khách hàng sẽ chọn sản phẩm giá rẻ. Nếu các sản phẩm có cùng giá thì chắc chắn khách hàng sẽ chọn sản phẩm có chất lượng tốt hơn. Vậy nên, đối với nhà sản xuất cần phải suy nghĩ làm ra sản phẩm có chất lượng tốt với giá thành tốt. Về mặt chi phí chúng ta có thể suy nghĩ theo các dòng dưới đây:

・ Chi phí tổn thất bên ngoài (chi phí xử lý khiếu nại, than phiền khách hàng, chi phí giao bù hàng…)

・ Chi phí tổn thất nội bộ (chi phí xử lý lỗi trong quá trình sản xuất…)

・ Chi phí sản xuất (chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy móc thiết bị, chi phí quản lý…)

・ Chi phí an toàn (chi phí ứng phó tai nạn lao động, thiên tai…)

・ Chi phí môi trường (xử lý chất thải, chi phí năng lượng…)

Để làm giảm các chi phí tổn thất bên ngoài và tổn thất nội bộ thì buộc chúng ta phải Kaizen chất lượng. Khi đó chúng ta cần tính toán xem mức chênh lệch chi phí về chất lượng với chí phí tổn thất (Bên ngoài, bên trong) để tiến hành thực hiện sao cho hợp lý nhất. Trên thực tế, các chi phí tổn thất chúng ta cũng rất khó để tính toán chính xác được. Không đơn giản chỉ là chi phí về thời gian, nhân lực và để xử lý hàng lỗi, báo cáo xử lý than phiền, xử lý giao bù hàng, xử lý dừng chuyền khách hàng mà quan trọng hơn chính là niềm tin của khách hàng.

viVietnamese