Blog Single

Quản lý phương châm: Để tất cả cùng nhìn về một hướng

Quản lý phương châm là một từ khoá dường như chỉ quan trọng đối với quản lý cấp cao và ban giám đốc. Tuy nhiên, theo Blogsanxuat mỗi người nhân viên cũng nên nắm được phương châm của công ty để công việc đạt hiệu quả tốt nhất.

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu từ định nghĩa, cách quản lý và vận hành phương châm trong một công xưởng hoặc một công ty nhé.

1. Định nghĩa

Quản lý phương châm được định nghĩa là hoạt động huy động tổng lực sức mạnh của toàn tổ chức nhằm mục đích quyết định và thực hiện có hiệu quả kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dựa trên cơ sở lý niệm kinh doanh và phương châm kinh doanh căn bản của công ty. Hoạt động này rất quan trọng với sự tồn tại và duy trì của mỗi công ty.

Để một công ty có thể tiến hành các hoạt động từ phát triển sản phẩm, duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm, kaizen nội lực thì việc quan trọng nhất là quyết định phương châm và mục tiêu kinh doanh. Sau đó, từng bộ phận sẽ tự lên kế hoạch và triển khai mục tiêu riêng của mình rồi đánh giá kết quả thực hiện. Kết quả này sẽ là cơ sở để từng bộ phận lên kế hoạch cho giai đoạn kế tiếp (tháng, quý, năm kế tiếp).

2. Thứ tự tiến hành quản lý phương châm

Để quản lý hiệu quả phương châm, chúng ta sẽ thực hiện theo hai hướng chính. Đó là triển khai phương châm và quản lý phương châm.

  • Triển khai phương châm là hoạt động cụ thể hoá phương châm đề ra thành bản kế hoạch công việc. Rồi lên kế hoạch hành động cụ (cần làm những gì) thể để thực hiện được những công việc đã đề ra.
  • Quản lý phương châm: chính là hoạt động quản lý các bộ phận xem có đạt mục tiêu phương châm trong thời hạn đã đặt ra hay không.

Phương châm thường được biểu thị bởi mục tiêu và đối sách. Vì thế, khi biểu thị một phương châm cũng đồng nghĩa với việc chúng ta cần có đầy đủ mục tiêu và đối sách đi kèm.

Ví dụ về Phương Châm

Mục tiêu: Tăng tỷ lệ lợi nhuận

Đối sách:

1- Giảm chi phí sản xuất,

2- Giảm chi phí nguyên vật liệu

3- Giảm chi phí vận chuyển

4- Phát triển sản phẩm mới

 

Ví dụ về Đối Sách

Đối sách: 1- Giảm chi phí sản xuất

Mục tiêu: Giảm 15%

Kì hạn hoàn thành: Cuối tháng 10/2019.

3. Cách vận hành

Hoạt động quản lý sẽ được tiến hành theo các bước sau:

  • Bước 1: Quyết định phương châm

Dựa trên kế hoạch kinh doanh, ban giám đốc sẽ quyết định phương châm kinh doanh chính là những đối sách cần thực hiện (Doanh thu, lợi nhuận, số lượng sản xuất, chất lượng, chi phí, kì hạn, số lượng phàn nàn từ khách hàng…) rồi thông báo tới toàn nhân viên.

  • Bước 2: Xác nhận và triển khai phương châm.

Phương châm kinh doanh sau đó sẽ được triển khai đến từng bộ phận trong công ty. Các bộ phận sẽ lên một bản kế hoạch thực hiện sau khi đã thảo luận các vấn đề trong bộ phận, mục tiêu và đối sách triển khai cụ thể, rồi thực hiện bản kế hoạch này.

  • Bước 3: Thực hiện kế hoạch và kiểm tra.

Vừa thực hiện các bộ phận sẽ vừa kiểm tra xem có đang tiến hành theo đúng kế hoạch hay không? kết quả đạt được có đạt kì vọng hay không?. Việc kiểm tra này sẽ dễ dàng hơn khi kế hoạch cùng các số liệu được trực quan hoá bằng đồ thị.

Các bạn có thể tìm hiểu tác dụng của đồ thị trong bài viết dưới đây

[su_posts id=”120″ posts_per_page=”-1″ tax_operator=”AND” order=”desc”]
  • Bước 4: Ban giám đốc đánh giá.

Ban giám đốc sẽ chủ động theo dõi và đánh giá hiệu quả hoạt động của từng bộ phận để có cái nhìn tổng quát về quá trình thực hiện.

  • Bước 5: Nhìn lại vào cuối kì.

Sau mỗi giai đoạn thực hiện, các bộ phận cùng ngồi lại để đánh giá kết quả đạt được, phân tích nguyên nhân của vấn đề gặp phải (nếu có) và rút ra kinh nghiệm cho giai đoạn sắp tới.

Sơ đồ thực hiện quản lý phương châm trong công ty (công xưởng)
Sơ đồ thực hiện quản lý phương châm trong công ty (công xưởng)

Đây thực chất chính là việc thực hiện vòng quay PDCA.

Trong quá trình vận hành hoạt động quản lý phương châm, chúng ta cần lưu ý cần phải nhìn lại hoạt động thực hiện sau một khoảng thời gian nhất định (1 tháng, hoặc 3 tháng) để làm sáng tỏ những vấn đề còn tồn đọng cũng như thách thức cho giai đoạn kế tiếp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

viVietnamese