Trước khi đi vào nội dung quản lý thường nhật trong quản lý chất lượng, Blogsanxuat xin được giới thiệu tới các bạn hoạt động này trên quy mô toàn công xưởng.
Mục đích để các bạn có được cái nhìn tổng thể hoạt động của công xưởng. Ngoài ra, cũng để các bạn hình dung được công việc quản lý chất lượng nằm ở đâu trong hoạt động chung.
Mỗi công xưởng đều có một hệ thống quản lý thường nhật để đảm bảo hoạt động đạt được mục đích đã đề ra. Nếu công xưởng (công ty) không thể đạt được mục đích về lợi nhuận thì sẽ không thể duy trì hoạt động. Đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ mất việc ^^.
Vậy hệ thống quản lý trong công xưởng bao gồm những nội dung nào?
Hình dưới đây mình đã hệ thống lại những đầu việc chính mà mỗi công xưởng cần quản lý để duy trì hoạt động của mình. Về nội dung quản lý cụ thể các bạn có thể tìm đọc trong các bài viết tiếp theo trong cùng chuyên mục nhé.
Như trong hình trên, hoạt động quản lý của bộ phận quản lý chất lượng sẽ bao gồm những nội dung sau:
- Xây dựng thể chế đảm bảo sản xuất 100% sản phẩm đạt yêu cầu: Về cơ bản đây là nhiệm vụ chính cũng là nhiệm vụ khó nhất. Tuy nhiên, nếu luốn hướng về mục tiêu này chúng ta sẽ nghĩ ra nhiều phương án để đưa số lượng sản phẩm lỗi về gần Zero.
- Xây dựng hệ thống không tạo ra sản phẩm lỗi: Để sản phẩm lỗi xảy ra rồi mới xử lý thì ai cũng làm được. Do đó, việc xây dựng một hệ thống để không tạo ra sản phẩm lỗi là rất cần thiết. Ví dụ, thiết lập hệ thống Pokayoke để tránh lỗi thao tác.
- Xây dựng hệ thống phòng chống sự cố: Tức là theo dõi trạng thái của sản phẩm để dự đoán lỗi có thể xảy ra để kịp thời xử lý. Ví dụ, dùng biểu đồ quản lý để theo dõi tình trạng của sản phẩm.
Nếu bạn chưa biết về biểu đồ quản lý có thể tìm đọc bài viết dưới đây.
[su_posts id=”346″ posts_per_page=”-1″ tax_operator=”AND” order=”desc”]
- Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng : Để đảm bảo chất lượng thì việc quản lý tại bộ phận sản xuất là rất quan trọng. Tuy nhiên, để đạt được chất lượng tốt nhất cần xây dựng hệ thống quản lý chất lượng xuyên suốt tất cả các bộ phận trong công xưởng.