Blog Single

#2 Hệ thống đảm bảo chất lượng trong từng bộ phận

Như đã giới thiệu ở bài trước, đảm bảo chất lượng không phải công việc của riêng bộ phận chế xuất, mà cần có sự tham gia của toàn bộ các bộ phận trong công ty. [su_highlight background=”#DDFF99″ color=”#000000″ class=””]Mỗi công ty thường có phương châm chất lượng và mọi nhân viên, kể cả giám đốc đều phải thực hiện công việc của mình dựa trên cở sở là phương châm về chất lượng[/su_highlight]. Ví dụ, phương châm chất lượng của công ty nơi mình làm việc là “Chất lượng khách hàng là số một”. Chất lượng khách hàng chính là chất lượng yêu cầu mà mình sẽ nêu dưới đây.

Để cả hệ thống đảm bảo chất lượng được hoạt động suôn sẻ thì việc làm rõ vai trò của từng bộ phận, thậm chí là từng vị trí là rất quan trọng. Trước khi đi vào vai trò của từng bộ phận mình sẽ nhắc lại 3 loại chất lượng mà chúng ta sẽ cần phải đảm bảo chất lượng cho sản phẩm dựa trên lập trường của người thiết kế, người sản xuất và người sử dụng:

  • Chất lượng yêu cầu (Mong muốn của người sử dụng)
  • Chất lượng thiết kế (Do người thiết kế quyết định dựa trên nhu cầu)
  • Chất lượng chế tạo (Người sản xuất tạo ra dựa trên chất lượng thiết kế)

Đây chính là những loại chất lượng mà hệ thống đảm bảo chất lượng trong mỗi doanh nghiệp cần đảm bảo.

Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về vai trò của từng bộ phận trong hệ thống đảm bảo chất lượng. Các bộ phận này có thể khác trong từng công ty cụ thể.

1. Bộ phận bán hàng

Bộ phận bán hàng có nhiệm vụ điều tra thị trường (nhu cầu của khách hàng, tình hình xã hội, xu hướng của xã hội) để nắm được những thông tin giúp quyết định chất lượng mà thị trường yêu cầu.

Nhu cầu của khách hàng về căn bản là rất đa dạng, bởi khách hàng không chỉ tìm kiếm một sản phẩm có chất lượng cao, giá thành thấp mà còn cần một sản phẩm phù hợp với giá trị quan của mình. Hơn nữa, cùng với sự thay đổi của khoa học kỹ thuật, môi trường xung quanh chúng ta cũng thay đổi rất nhanh và kéo theo là sự thay đổi của ý thức người tiêu dùng. Do đó, người làm sản phẩm cần ý thức được những xu hướng này.

2. Bộ phận phát triển sản phẩm

Từ thông tin về chất lượng yêu cầu mà bộ phận bán hàng đã thu thập được, bộ phận phát triển sản phẩm sẽ quyết định những yếu tố chất lượng của sản phẩm dựa trên năng lực kĩ thuật, máy móc của công ty. Về cơ bản một sản phẩm được phát triển thông qua 4 bước sau:

  • Lên kế hoạch thiết kế: Quyết định những yếu tố chất lượng phù hợp với nhu cầu khách hàng như: thiết kế sản phẩm, tính năng, tính an toàn, tính bền…
  • Thiết kế và phát triển sản phẩm: Đây là giai đoạn quyết định chất lượng thiết kế. Những sản phẩm thử nghiệm sẽ được chế tạo thử, đánh giá thiết kế (design review) dựa trên năng lực kĩ thuật của công ty xem có phù hợp với bản kế hoạch thiết kế hay không.
  • Thiết kế hệ thống sản xuất: Để thoả mãn được các yếu tố chất lượng thiết kế, bộ phận chất lượng và bộ phận chế xuất sẽ hợp tác với nhau để cùng quyết định hệ thống sản xuất dựa trên năng xuất và chi phí.
  • Giai đoạn sản xuất thử nghiệm: Sau khi hệ thống sản xuất hoàn thành, chúng ta sẽ bắt đầu sản xuất thử để kiểm tra lại xem sản phẩm được tạo ra có đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng thiết kế hay không. Trong giai đoạn này nếu còn phát hiện vấn đề về chất lượng, năng suất, hay chi phí thì cần sửa hệ thống sản xuất. Trong một số trường hợp có thể sửa bản vẽ (chất lượng thiết kế).

3. Bộ phận chế xuất

Sau quá trình chạy thử, chất lượng chế tạo sẽ được quyết định dựa trên cơ sở là chất lượng thiết kế. Và nhiệm vụ của bộ phận chế xuất là phải đảm bảo được chất lượng chế tạo. Quá trình tiếp theo sẽ bao gồm 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn chuẩn bị sản xuất hàng loạt: Trong giai đoạn này, kế hoạch sản xuất sẽ được xây dựng dựa trên 4M: Con người (Man), Vật liệu (Material), Máy móc (Machine), Phương pháp (Methol). Trong giai đoạn này để đảm bảo chất lượng trong từng công đoạn thì Sơ đồ công đoạn QC sẽ được thiết lập bao gồm: các đề mục quản lý, tiêu chuẩn quản lý, phương pháp quản lý, phương pháp kiểm tra.
  • Giai đoạn sản xuất hàng loạt: Đây là giai đoạn kiểm tra lại xem năng lực trong từng công đoạn (So sánh giữa sai lệch và quy chuẩn) có đảm bảo cho các yếu tố đặc tính chất lượng hay không. Đồng thời, tiến hành quản lý công đoạn để đảm bảo chất lượng và không để sản phẩm lỗi chảy lọt tới công đoạn sau. Trong trường hợp có vấn đề đề, chúng ta có thể sử dụng biểu đồ xương cá để tìm ra nguyên nhân và giải quyết. Ngoài ra, việc xây dựng tiêu chuẩn tác nghiệp và đào tạo nhân viên làm việc theo tiêu chuẩn này cũng rất quan trọng.

Như vậy, tới đây chúng ta có thể khẳng định lại một lần nữa, đảm bảo chất lượng không phải là công việc của riêng bộ phận sản xuất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *