Trong nhà máy sản xuất có rất nhiều công đoạn, các công đoạn được liên kết với nhau tạo ra một quá trình người ta gọi là quá trình sản xuất. Các sản phẩm được chế tạo và lắp ráp qua từng công đo được sắp xếp theo thứ tự được thiết lập sẵn. Khi chưa đi qua đầy đủ các công đoạn từ theo thứ tự đầu đến cuối thì sản phẩm đó chưa được hoàn thiện và không được phép xuất hàng.
Trong một công đoạn, một thùng hàng không được hiển thị tem nhãn thì chúng ta không biết thùng hàng đó đã được thao tác hay là chưa, hiện trạng ra làm sao. Rơi vào tình trạng này, chúng ta không được phép tự ý phán đoán mà phải báo cáo cấp trên để giải quyết.
Hơn nữa, trong công đoạn chúng ta cũng cần phải biết tình trạng máy móc thiết bị, nguyên vật liệu như thế nào để biết cách xử lý. Ví dụ như máy móc thiết bị bị hỏng, cần phải hiện thị tình trạng hỏng hóc. Công đoạn có phát sinh điểm thay đổi thì cần hiển thị điểm thay đổi, nguyên vật liệu bất thường cần hiển thị bất thường…Đó chính là trực quan hóa.
Trên thực tế, nhiều nhà cung cấp của chúng tôi cũng đã xảy ra trường hợp do không hiển thị tem nhãn trạng thái của sản phẩm, nhân viên đi thu hàng đã đưa nguyên một thùng chưa lắp ráp về kho và xuất thùng sản phẩm chưa qua lắp ráp đó đến khách hàng. Đây chính là một điểm trừ cho việc không trực quan hóa.
Trực quan hóa hay gọi là quản lý bằng mắt, một phương pháp quản lý đơn giản nhưng rất hiệu quả. Trực quan hóa cho chúng ta những lợi ích như sau:
・Phán đoán nhanh tình trạng của máy móc thiết bị, nguyên vật liệu sản phẩm…
・Xử lý nhanh trong trường hợp cần giải quyết khẩn cấp
・Tiết kiệm thời gian tìm kiểm
・Tránh nhầm lẫn trong phán đoán và giải quyết vấn đề
Hãy hiện thị trạng thái của thao tác, trạng thái của sản phẩm, trạng thái của máy móc thiết bị, trạng thái quản lý (Quản lý sản xuất, quản lý lỗi công đoạn, quản lý than phiền khách hàng…) bạn sẽ thấy nó hiệu quả như thế nào.