Bài viết tiếp theo chúng ta sẽ cùng Blogsanxuat tìm hiểu tiếp tại sao cần phải quản lý sản xuất.
Mục đích của hoạt động này là gì?
Mục đích của quản lý sản xuất
Trong thời kì hoàng kim của ngành sản xuất (những năm 1980~), những nhà sản xuất sản phẩm chỉ cần tạo ra là có thể bán được. Trong thời kì này, mọi thứ đang còn thiếu thốn, khách hàng sẵn sàng trả tiền để mua sản phẩm mà họ muốn chứ chưa chắc đã cần.
Tuy nhiên, trong thời đại hiện tại, mọi người tiêu dùng đều là nhà thông thái. Hành vi mua hàng đã thay đổi, người tiêu dùng chỉ trả tiền cho những sản phẩm họ thực sự cần. Vì vậy, nếu các công xưởng không quan tâm đến thị hiếu khách hàng mà sản xuất bừa bãi họ sẽ rơi vào tình trạng “tồn kho”.
Việc đưa đến tay khách hàng một sản phẩm phù hợp với nhu cầu, với giá cả thích hợp và đúng kì hạn là yêu cầu cần thiết với mọi nhà sản xuất, trong bất kì lĩnh vực.
Và sứ mệnh của quản lý sản xuất chính là để đáp ứng được yêu cầu này.
[su_highlight background=”#DDFF99″ color=”#000000″ class=””]Mục đích của hoạt động QLSX chính là làm hài lòng khách hàng trên 3 phương diện là chất lượng, giá cả và kì hạn. Thông qua đó nâng cao doanh thu và lợi nhuận cho nhà sản xuất (công ty).[/su_highlight]Ngoài ra, để duy trì được hoạt động sản xuất lâu dài, chúng ta cần một hệ thống sản xuất.
Sự biến đổi của hệ thống sản xuất
Khi còn ở thời ki phát triển cao độ, Nhật Bản nổi tiếng với những sản phẩm đạt chất lượng cao và được người tiêu dùng khắp nơi trên thế giới tin dùng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của các nước nghèo, sự cạnh tranh về giá cả khiến các công ty Nhật gặp nhiều khó khăn và phải từng bước chuyển dây chuyền sản xuất sang các nước đang phát triển.
Chính điều này đã khiến các công ty sản xuất của Nhật buộc phải thay đổi hệ thống sản xuất cho phù hợp. Không những phải duy trì chất lượng cao mà họ buộc phải giảm giá thành và rút ngắn kì hạn giao hàng. Nếu không giao hàng kịp thời sẽ bị tồn kho. Nếu không duy trì được chất lượng, phát sinh nhiều hàng lỗi sẽ khiến chậm kì hạn. Tất cả những công ty không thể đáp ứng được những yêu cầu này sẽ dần bị đào thải.
Vì thế, nhiệm vụ của quản lý sản xuất là:
- Quyết định thứ tự thao tác để đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu thiết kế.
- Quyết định chi phí sản xuất (quyết định số lượng vật liệu, con người, thiết bị sử dụng) để mang lại lợi nhuận cho công ty.
- Đưa ra chỉ thị và điều chỉnh để tạo ra được sản phẩm theo yêu cầu, với số lượng thích hợp và đúng thời điểm.
Không quá lời khi nói quản lý sản xuất sẽ quyết định toàn bộ năng lực cạnh tranh của một công ty./