#1 Quản lý sản xuất là gì?

Chào mừng các bạn đến với thế giới quản lý sản xuất cùng Blogsanxuat.

Công xưởng nơi tạo ra sản phẩm

Có khi nào bạn đã vào thăm một công xưởng sản xuất chưa?

Nếu vào thăm một công xưởng lắp ráp sản phẩm, bạn sẽ thấy những sản phẩm đang di chuyển trên băng chuyền. Bên cạnh đó là những người công nhân cần mẫn, nhanh nhẹn đang lắp ráp từng chi tiết cho sản phẩm.

Nếu vào thăm một công xưởng nhiệt luyện, bạn sẽ thấy những nồi kim loại nóng chảy đang được vận chuyển bằng chiếc cần cẩu lớn. Những người công nhân thì toát vã mồ hôi kể cả trong những ngày đông lạnh giá.

Nếu bạn vào thăm một công xưởng thực phẩm, bạn sẽ thấy những người công nhân đang bịt khẩu trang kín mít, mặc bộ đồng phục sạch sẽ. Bộ đồng phục này giúp họ giữ gìn vệ sinh để tạo ra những sản phẩm sạch.

[su_highlight background=”#DDFF99″ color=”#000000″ class=””]Bản chất của công xưởng là nơi “Sản xuất sản phẩm”.[/su_highlight] Vật liệu được nhập vào, thông qua bàn tay của người công nhân và máy móc, một sản phẩm sẽ được ra đời. Nói theo cách khác, công xưởng là nơi sử dụng nguyên vật liệu (giá trị gia tăng thấp, không có ích), thông qua hành vi sản xuất để tạo ra một sản phẩm (có giá trị gia tăng cao, có ích cho người sử dụng).

Định nghĩa công xưởng sản xuất
Định nghĩa công xưởng

Không đơn giản để tạo ra sản phẩm

Trong mỗi công xưởng đều có rất nhiều máy móc, thiết bị và con người. Ngoài ra, chúng ta còn có nguyên vật liệu, sản phẩm, khách hàng và đối tác. Đây là những yếu tố cần kết hợp lại để tạo ra một dòng chảy sản xuất sản phẩm.

Hãy tưởng tượng sản xuất sản phẩm cũng giống như một trò chơi. Bạn có vật liệu, con người, máy móc, nhiệm vụ của bạn là phải sử dụng hiệu quả để tạo ra sản phẩm. Khi không điều chỉnh, sắp xếp hợp lý những yếu tố trên, một sản phẩm sẽ không thể ra đời.

Không những thế, những sản phẩm không đạt chất lượng sẽ không thể bán được. Hoặc chi phí sản xuất quá cao sẽ khiến công xưởng không thể hoạt động. Đây chỉ là một vài khó khăn mình nêu ra để các bạn thấy không đơn giản để sản phẩm đến được tay người tiêu dùng.

Quản lý sản xuất và 3 yếu tố chủ đạo

Vì vậy, chúng ta cần quản lý sản xuất (quản lý những yếu tố bên trên) để duy trì và sản xuất ra sản phẩm.

Trong quản lý sản xuất có 3 yếu tố chủ đạo, cũng là 3 yếu tố cần xoay vòng trong sản xuất:

  • Lên kế hoạch
  • Thực thi chỉ thị
  • Nắm bắt và điều chỉnh tiến độ

Nếu không thực hiện được 3 yếu tố trên chúng ta sẽ gặp những nguy cơ như giảm chất lượng sản phẩm, tăng chi phí hay trễ hạn giao hàng. Qua đó, gây phiền hà tới khách hàng dẫn đến nguy cơ giảm doanh thu và lợi nhuận.

Vì vậy, để tránh những rủi ro trên thì cần phải có một hệ thống quản lý sản xuất giúp công xưởng thực hiện được chức năng “biến đổi” của mình một cách tốt nhất.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *