Blog Single

Trực quan hoá sản phẩm đạt và không đạt

Việc trực quan hoá tiêu chuẩn phán đoán của từng đặc tính chất lượng sẽ giúp chúng ta loại bỏ độ sai lệch trong phán đoán của mỗi người.

Tức là khi đã có tiêu chuẩn chúng ta sẽ không còn phả gặp tình huống 9 người 10 ý nữa.

Trước khi đi vào giới thiệu các mục cần trực quan hoá, mình xin nhắc lại 2 khái niệm căn bản trong quản lý chất lượng, đó là Chất lượng thiết kếchất lượng sản xuất.

  • Chất lượng thiết kế: hay còn gọi là chất lượng mong muốn, đây chính là những điều kiện về chất lượng được yêu cầu trong giai đoạn thiết kế và phát triển sản phẩm.
  • Chất lượng sản xuất: hay còn gọi là chất lượng thực tế, là chất lượng được tạo ra tại hiện trường sản xuất theo tiêu chuẩn thao tác và luôn biến động (luôn tồn tại sai lệch).

Mục tiêu của quá trình sản xuất chính là giảm thiểu sự sai lệch giữa chất lượng sản xuất và chất lượng thiết kế. Do đó, trực quan hoá chính là một trong những công cụ giúp chúng ta giải quyết vấn đề này.

Trực quan hoá tiêu chuẩn phán đoán

Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, chúng ta cần làm rõ tiêu chuẩn phán đoán dựa trên cơ sở là mục đích kiểm tra.

Thông thường, đối với mỗi chi tiết hoặc sản phẩm, sau khi sản xuất sẽ được kiểm tra dựa trên bảng tiêu chuẩn kiểm tra. Bảng này đã quy định rõ về: thứ tự kiểm tra, tiêu chuẩn kiểm tra, dụng cụ đo, số lượng mẫu…cũng như phương pháp kiểm tra và người chịu trách nhiệm kiểm tra.

Chỉ cần tuân theo bảng tiêu chuẩn kiểm tra, mọi nhân viên đều có thể đưa ra cùng một phán đoán về chất lượng sản phẩm.

Đây chính là lợi ích của việc trực quan hoá các tiêu chuẩn phán đoán.

Trực quan hoá mẫu phán đoán

Trong bảng tiêu chuẩn kiểm tra, chúng ta sẽ thấy có một số đề mục không thể quy định bằng số được. Ví dụ, với tiêu chuẩn về chiều dài chúng ta sẽ có tiêu chuẩn 100±0,1 nhưng với tiêu chuẩn về mầu sắc chúng ta khó lòng đưa ra tiêu chuẩn bằng con số. Trong trường hợp này, tiêu chuẩn phán đoán sẽ được trực quan hoá bằng sản phẩm mẫu hay mẫu giới hạn.

Nhân viên sẽ so sánh trực tiếp sản phẩm với mẫu giới hạn để phán đoán đạt hay không đạt.

Trực quan hoá công đoạn bằng Biểu đồ quản lý chất lượng công đoạn

Biểu đồ quản lý chất lượng công đoạn cho chúng ta cái nhìn tổng thể về toàn bộ quá trình từ lúc nhập vật liệu cho tới khi xuất kho. Không những thế, trên biểu đồ quản lý chất lượng công đoạn còn có ghi toàn bộ những đặc tính chất lượng cần quản lý và phương pháp quản lý (tiêu chuẩn, dụng cụ đo, phương pháp đo, phương pháp lưu trữ…) trong từng công đoạn.

Biểu đồ quản lý chất lượng công đoạn
Biểu đồ quản lý chất lượng công đoạn

Mình đã từng có bài viết chi tiết hơn về biểu đồ chất lượng công đoạn, các bạn tham khảo link dưới nhé.

Vậy là mình đã giới thiệu với các bạn 3 mục cần trực quan hoá để chúng ta quản lý chất lượng hiệu quả hơn.

Các bạn đọc thêm các bài viết liên quan để hiểu rõ và áp dụng đúng nhé.

 

viVietnamese