Để tạo ra được một sản phẩm, nhà sản xuất phải trải qua rất nhiều giai đoạn. Bắt đầu từ điều tra thị trường, thiết kế, sản xuất và bán hàng. Mỗi giai đoạn như thế có thể coi là một quá trình.
Trong quản lý chất lượng Nhật Bản, quá trình luôn được xem trọng. Một sản phẩm tốt chỉ khi trải qua một quá trình hay nhiều quá trình tốt. Điều này được thể hiện trong suy nghĩ “xây dựng chất lượng trong từng công đoạn” mà mình sẽ giới thiệu trong một bài khác.
Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu về khái niệm quá trình là gì nhé.
1. Quá trình là gì?
Quá trình được định nghĩa là một chuỗi những hoạt động có chủ đích để tạo ra kết quả (output) từ dữ liệu đầu vào (input).
Định nghĩa này không chỉ đúng trong bộ phận sản xuất mà còn đúng cả trong các bộ phận như Kinh doanh, Thiết kế và phát triển sản phẩm, Kỹ thuật sản xuất, Mua và điều phối vật liệu, Kiểm tra và Dịch vụ.
Đối với những bộ phận kế cận nhau thì output của bộ phận này sẽ là input của bộ phận tiếp theo. Ví dụ, output của bộ phận thiết kế là bản vẽ thì đây sẽ là input của bộ phận sản xuất.
2. Quản lý quá trình
[su_highlight background=”#DDFF99″ color=”#000000″ class=””]Quản lý quá trình là suy nghĩ tập trung vào quá trình (Công đoạn/hệ thống công việc/Phương pháp làm việc) thay vì tập trung vào kết quả[/su_highlight]. Qúa trình bao gồm việc lên kế hoạch và thực hiện dựa trên những điều kiện có sẵn.Để quản lý quá trình, việc phân tích nguyên nhân tạo ra khoảng cách giữa mục tiêu và kết quả rồi giải quyết là rất quan trọng. Ví dụ, chúng ta đặt mục tiêu với cách làm hiện tại phải đạt 5 sản phẩm/giờ, nhưng thực tế chỉ làm được 4 sản phẩm. Vậy vấn đề nằm ở đâu? Và làm sao để đạt được mục tiêu đã đề ra?
Dưới đây mình sẽ giới thiệu những đầu việc cần thực hiện để quản lý quá trình:
[su_list icon=”icon: check” icon_color=”#0076b2″]- Kaizen các làm hoặc hệ thống hiện tại để tìm ra một cách làm hoặc hệ thống tốt hơn.
- Chú trọng vào tiêu chuẩn hoá. Xây dựng tiêu chuẩn cho những cách làm hoặc hệ thống giúp tạo ra kết quả cao. Đào tạo cách làm này cho những nhân viên khác.
- Chất lượng phải được xây dựng trong từng công đoạn một cách tự chủ. Để làm được điều này cần thực hiện tốt việc quản lý công đoạn.
- Để tạo ra thành quả tốt thì cần kaizen quá trình tạo ra thành quả, thay đổi cách làm để nâng cao chất lượng trong quản lý và công việc.