Chào ban, bài viết này blogsanxuat sẽ giới thiệu với các bạn về biểu đồ quan hệ (Afinity Diagram) một trong 7 công cụ QC mới.
Định nghĩa
Biểu đồ quan hệ được biết đến như một thủ pháp giúp chúng ta làm rõ một vấn đề trong tương lại, hay một vấn đề mà chúng ta không hề có kinh nghiệm về chúng. Đây là một biểu đồ sử dụng dữ liệu ngôn ngữ giúp chúng ta tập hợp những ý kiến đánh giá, dự đoán hay sự thực có mối quan hệ liên lẫn nhau để làm rõ một vấn đề nằm trong một mớ thông tin hỗn độn.
Tóm lại, đây là một công cụ giúp chúng ta tìm ra một phương pháp giải quyết hay một phương pháp giúp chúng ta tìm ra vấn đề, thách thức trong trạng thái hỗn loạn thông tin.
Nghe có vẻ vẫn hơi khó hiểu nhỉ, thực ra đây chính là [su_highlight background=”#DDFF99″ color=”#000000″ class=””]công cụ để gom những ý kiến giống nhau vào cùng một chỗ và tổng hợp thành một ý kiến chung mà thôi[/su_highlight]. Chúng ta cùng tham khảo hình minh hoạ phía dưới để làm rõ hơn nhé.
Biểu đồ quan hệ được sử dụng khi nào?
Sau khi giới thiệu sơ qua về khái niệm, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách sử dụng nhé. Thường đi biểu đồ này thường được sử dụng khi có sự tham gia của nhiều thành viên. Các thành viên sẽ chia thành nhiều nhóm. Và bạn hãy hình dung thẻ quan hệ A là tổng hợp ý kiến của nhóm A. Thẻ quan hệ B là tổng hợp ý kiến của nhóm B. Trong mỗi nhóm, thẻ dữ liệu sẽ là ý kiến tổng hợp của các thành viên.
Biểu đồ này thường được sử dụng khi:
- Xác định vấn đề hoặc thách thức
Ví dụ: Khi muốn nắm rõ một hiện trạng nào đó như : Khả năng thiết kế của công ty chúng ta yếu ở điểm nào?. Hoặc khi muốn tổng hợp suy nghĩ của số đông: Làm sao để triển khai 5S ở bộ phận cặt gọt?
- Khi muốn xây dựng tổ chức
Ví dụ: Muốn thúc đẩy không khí làm việc tại nơi làm việc: Làm sao để Câu lạc bộ QC hoạt động tích cực hơn. Hay muốn triệt để triển khai phương châm của công ty: Chiến lược nào thì phù hợp với phương châm của công ty?
Biểu đồ quan hệ cho chúng ta biết điều gì?
Biểu đồ này sẽ cho chúng ta biết những điều như sau:
- Mức độ trầm trọng của vấn đề
- Làm sáng tỏ được vấn đề, thách thức trong mớ thông tin hỗn độn
- Nắm được chính xác bản chất của vấn đề
- Làm rõ hình thái lý tưởng cần hướng tới
- Xác định được phương hướng để giải quyết vấn đề.
Ví dụ minh hoạ
Nào chúng ta hãy cùng đi vào một ví dụ cụ thể để hiễu rõ hơn cách sử dụng công cụ này nhé.
Đầu tiên sẽ là một ví dụ đơn giản để trả lời cho câu hỏi “Vì sao nhân viên trong bộ phận không đề xuất phương án kaizen hàng tuần“
Vậy bạn đã biết cách sử dụng công cụ này rồi chứ? Mình hi vọng nó sẽ có ích cho công việc của bạn./