Blog Single

#1 Cách suy nghĩ và tiến hành hệ thống đảm bảo chất lượng

Sang đến hệ thống quản lý chất lượng mình sẽ giới thiệu thêm một khái niệm mới đó là Hệ thống đảm bảo chất lượng (QA – Quality Assurance). Đảm bảo chất lượng là khái niệm rộng hơn trong đó bao gồm cả quản lý chất lượng.

1. Sự khác nhau giữa đảm bảo chất lượng và quản lý chất lượng

Để cho dễ tưởng tượng, khi nhắc đến đảm bảo chất lượng bạn có thể nghĩ tới quy mô toàn công ty, toàn hệ thống bao gồm từ bộ phận phát triển sản phẩm, sản xuất đến kinh doanh. Còn khi nhắc đến quản lý chất lượng chúng ta thường chỉ suy nghĩ trong bộ phận sản xuất hay công xưởng.

Sự khác nhau giữa đảm bảo chất lượng và quản lý chất lượng
Sự khác nhau giữa đảm bảo chất lượng và quản lý chất lượng

2. Đảm bảo chất lượng không phải trách nhiệm của riêng bộ phận sản xuất

Để đảm bảo chất lượng thì chỉ những bộ phận liên quan trực tiếp đến sản xuất sản phẩm là chưa đủ. Bởi đơn giản bộ phận sản xuất có làm được ra sản phẩm đúng theo thiết kế nhưng bản thân sản phẩm đó không được thiết kế để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì đó không được coi là sản phẩm có chất lượng tốt (chất lượng thực ra là yếu tố do khách hàng đánh giá). Hơn nữa, nếu một sản phẩm không được thiết kế tốt và lại sản xuất trong một dây truyền thiết kế bừa bãi thì cũng rất khó để đảm bảo chất lượng của sản phẩm đầu ra.

Điều này có nghĩa là chỉ khi nào tất cả bộ phận từ phòng mua bán vật liệu, đến kiểm tra, đóng gói, xuất hàng cùng tham gia vào hệ thống đảm bảo chất lượng thì mới có khả năng đưa ra sản phẩm có chất lượng đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

Chính vì vậy, để tiến hành hiệu quả hoạt động đảm bảo chất lượng thì toàn bộ nhân viên và bộ phận trong công ty mà đứng đầu là giám đốc cần phải cùng nhau xây dựng một hệ thống có tổ chức đứng trên lập trường của khách hàng.

Trong bài tiếp theo mình sẽ giới thiệu về sơ đồ đảm bảo chất lượng trong công ty của Nhật.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *