Biểu đồ quản lý được nhà vật lý học người Mỹ, ông Walter Andrew Shewhart (1891-1967) đề xướng vào năm 1924. Đây là kết quả của việc ông suy nghĩ làm sao để áp dụng được môn xác suất thông kê vào quản lý chất lượng.
1. Biểu đồ quản lý là gì?
Biểu đồ quản lý được sử dụng với mục đích trực quan hoá dữ liệu thu được trong một công đoạn. Từ độ sai lệch của dữ liệu chúng ta có thể đánh giá được công đoạn hiện tại có ổn định hay không và nắm bắt ngay được điểm bất thường khi dữ liệu lệch ra khỏi phạm vi cho phép.
Chúng ta cùng nhìn vào biểu đồ quản lý của sản phẩm A như hình dưới.
Khi cắt chi tiết A thì chiều dài là đặc tính chất lượng chúng ta cần quản lý. Vì thế, mỗi tháng chúng ta sẽ đo một lần để kiểm tra xem có vấn đề bất thường hay không. Nhìn từ biểu đồ chúng ta sẽ thấy từ tháng 1 đến tháng 9, chiều dài sản phẩm A luôn biến động trog khoảng cho phép. Tuy nhiên, từ tháng 10 trở đi, chiều dài có khuynh hướng tăng và vượt khỏi khoảng cho phép từ tháng 11.
Từ biểu đồ quản lý của chiều dài sản phẩm A chúng ta sẽ thấy ngoài những sai lệch biến động hàng tháng còn có những biến động bất thường cũng xảy ra.
Có nghĩa là, luôn tồn tại hai loại sai lệch là sai lệch ngẫu nhiên và sai lệch do bất thường.
2. Quản lý sai lệch
Do luôn có hai loại sai lệch luôn tồn tại trong kết quả của một công việc, nên chúng ta cần phải quản lý hai loại sai lệch này.
Sai lệch bất thường thường phát sinh khi có những biến đổi về trạng thái trong công đoạn gia công như thay đổi con người, thay dụng cụ cắt hoặc thay đổi máy gia công. Chúng ta cần tìm ra được nguyên nhân gây ra sự sai lệch bất thường để có đối pháp giải quyết kịp thời.
Sai lệch ngẫu nhiên thường không gây ra ảnh hưởng quá lớn đến chất lượng sản phẩm nên chúng ta cần ý thức được sự tồn tại của chúng khi quyết định cách thức sản xuất.
Tại sao một blog hay thế này mà không ai tham gia nhỉ ! Thật là tiếc !
Hi, chắc mọi người chưa biết đến thôi anh à. Hi vọng blog sớm được Lan toả rộng rãi.
Khởi dậy suy nghĩ mới trong quản lý chất lượng ! Cảm ơn Admin đã đăng những bài viết chất lượng