Tại sao kiểm tra cảm quan mơ hồ như vậy nhưng lại hữu ích trong nhiều trường hợp. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã xuất hiện các thiết bị đo có độ chính xác cực cao. Tuy nhiên, ngay cả khi có sự khác biệt giữa kết quả đo của thiết bị phân tích và kết quả kiểm tra cảm quan của con người thì mỗi phép đo đều có thể mang lại kết quả chính xác.
Ví dụ: Khi phân tích hàm lượng muối trong hai loại bánh X và Y, ngay cả khi chúng ta đo và xác nhận hàm lượng muối của X>Y đi chăng nữa nhưng khi kiểm tra cảm quan thì kết quả có thể là hàm lượng muối của Y>X. Vấn đề ở đây là chúng ta không thể kết luận chắc chắn được rằng kiểm tra cảm quan của con người là sai lệch.
Tại sao?
Lý do của sự mâu thuẫn này là việc phân tích hàm lượng muối bằng thiết bị phân tích thì chỉ đơn thuần là đo hàm lượng muối có trong bánh. Trong khi đó, kiểm tra cảm quan thì ngoài muối ra còn có các vị khác như chua, ngọt của nguyên vật liệu chẳng hạn sẽ tác động ảnh hưởng tới vị giác của con người. Chính điều này đã làm xảy ra sự khác nhau giữa các kết quả đánh giá.
Nói cách khác, vì lưỡi của con người cảm nhận độ mặn là một hương vị phức tạp, nên kiểm tra cảm quan có thể nói là một phương pháp đo lường thu thập dữ liệu mà các thiết bị phân tích không thể đo lường được. Ngoài ra, ở nhiều trường hợp kiểm tra cảm quan vừa chính xác, hiệu quả và nhanh chóng. Đây cũng được coi như là một giải pháp thay thế cho các phép đo lường bằng thiết bị kỹ thuật. Ngoài ra, kiểm tra cảm quan còn được sử dụng vì những lý do khác như giá thành rẻ.
Trong ngành thực phẩm, điều đầu tiên được mong đợi là sản phẩm phải “ngon”. Chính vì vậy, kiểm tra cảm quan là không thể thiếu. Như đã đề cập ở trên, để thay thế kiểm tra cảm quan bằng các thiết bị máy móc chúng ta cần thời gian để nghiên cứu về độ nhanh nhạy, độ chính xác, độ cảm nhận của chúng sao cho giống như con người.