– Sếp: Chú đang cho cái gì xuống dưới thế?
– Nhân viên: Phía dưới này còn chỗ trống nên em định tận dụng để chứa đồ. Sếp thấy ý tưởng này độc đáo chứ?
– Sếp: Cũng hay đấy, nhưng chú có biết vật liệu đặt bên trên năng bao nhiêu không?
– Nhân viên: Khoảng vài tấn hoặc nhiều hơn ạ.
– Sếp: Thế chú thử tưởng tượng hộ anh nếu nó mà sập xuống thì sao? Mọi nguy cơ đều có thể xảy ra, đừng đợi nó xảy ra rồi mới lo cứu chữa.
– Nhân viên: Em biết rồi, không phải chỗ nào cũng tận dụng được sếp nhỉ?
– Sếp: Chú biết không là chưa đủ.
– Nhân viên: Há…….. là sao hả anh?
– Sếp: Những chỗ có nguy cơ xảy ra tai nạn là khu vực dành riêng cho xe nâng như thế này, không chỉ mình chú mà mọi người đều phải được cảnh báo. Chú nghĩ cách để mọi người nhìn là biết nó nguy nhiểm. Ai không liên quan thì không nên lại gần.
– Nhân viên: Đúng là việc cảnh báo để mọi người cùng biết rất quan trọng. Cảm ơn anh, một bài học nữa về an toàn công xưởng và Mieruka (trực quan hóa).
Trước Kaizen
Sau Kaizen
Câu chuyện kaizen sẽ là chuyên mục mình tổng hợp những ví dụ kaizen đã thực hiện trong công xưởng tại Nhật Bản. Đây tuy là những ví dụ đơn giản đi kèm với câu chuyện hư cấu do mình tự nghĩ ra nhưng mình hi vọng những câu chuyện này lại là một gợi ý cho một ai đó hay một công xưởng nào đó ở Việt Nam. Bạn có thể tìm đọc thêm các ví dụ kaizen khác tại đây.