Thực ra, IE không phải là một công cụ quá khó để ứng dụng. Vì thế nếu chỉ cần lý giải được căn bản thì chúng ta có thể mở rộng và đào sâu hiệu quả kaizen. Tức là IE được kỳ vọng sẽ mang lại bộ mặt mới, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp bằng cách phân tích, triệt để loại bỏ lãng phí và nâng cao hiệu quả công việc.
1. Kỳ vọng khi ứng dụng IE (Industrial Engineering)
Nhật Bản là nước có truyền thống thực hiện triệt để loại bỏ lãng phí để nâng cao năng lực cạnh tranh. Và kết quả rất nhiều công ty của Nhật đã vươn lên đứng đầu trong một số lĩnh lực. Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng kinh tế vào những năm 90 của thế kỷ trước thì năng lực kaizen và cạnh tranh của nhiều công ty đã bị giảm sút.
Thời điểm sau khủng hoảng, các công ty Nhật cũng bắt đầu lộ ra điểm yếu của mình khi lơ là trong việc áp dụng các công cụ quản lý QC (quality control) và IE khiến năng lực kaizen bị trì trệ.
Thực ra, IE không phải là một công cụ quá khó để áp dụng. Vì thế nếu chỉ cần lý giải được căn bản thì chúng ta có thể mở rộng và đào sâu hiệu quả kaizen. Tức là IE được kỳ vọng sẽ mang lại bộ mặt mới, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp bằng cách triệt để loại bỏ lãng phí và nâng cao hiệu quả công việc.
2. Suy nghĩ căn bản và phương pháp ứng dụng
2.1 Phát hiện điểm trọng yếu với “ánh mắt chim ưng” (Nhìn bao quát)
Suy nghĩ này ứng dụng hai phương pháp chính là:
- Phân tích công đoạn
- Phân tích hiệu suất làm việc
2.2 Tìm kiếm vấn đề đang tồn đọng với “ánh mắt côn trùng” (Nhìn tỉ mỉ)
Những phương pháp ứng dụng cho suy nghĩ này là;
- Phân tích thời gian, động tác
- Phân tích sơ đồ bố trí
- Phân tích dòng chảy chi tiết, sản phẩm
- Phân tích nghiệm vụ
- Phân tích hồ sơ trong quá khứ
Những phương pháp này được ứng dụng để giải quyết các vấn đề về P (productivity) – Q (quality) – C (cost) – D (delivery) – S (safety) – M (maral) – E (environment) – I (information) (Tham khảo hình dưới)
2.3 Đào sâu thêm những chỗ đã kaizen
Phương pháp được ứng dụng thường xuyên là Phân tích thời gian và Phân tích động tác.
2.4 Thảo luận đề án kaizen những điểm trọng yếu
Mục tiêu của suy nghĩ này hướng tới kaizen để công việc nhẹ nhàng hơn, nhanh hơn, an toàn hơn, tạo ra được sản phẩm tốt hơn.
2.5 Thực hiện tiêu chuẩn hoá công việc
Suy nghĩ này được thực hiện với mục đích nâng cao tính kinh tế, tính hiệu quả, tính thực thi.
3. Ví dụ cụ thể về điểm mấu chốt trong hoạt động kaizen ứng dụng IE
3.1 Kết quả phân tích công đoạn
[table id=5 /]3.2 Từ kết quả phân tích trên chọn ra chủ đề kaizen.
Điểm quan trọng nhất trong hoạt động kaizen là rút ngắn thời gian lead time (khoảng thời gian tính từ lúc nhập vật liệu cho tới khi sản phẩm được xuất xưởng). Vì thế chúng ta cần trực quan hoá những công đoạn nút chai (phương pháp vận chuyền, số lần kiểm tra, phương pháp gia công), là nguyên nhân khiến thời gian lead time bị kéo dài, rồi chọn ra trong số đó vấn đề cần kaizen.