Sản xuất, trong tiếng nhật được gọi là “monozukuri”, là một hoạt động tạo ra các sản phẩm đáp ứng kỳ vọng của khách hàng.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem những sản phẩm thân thuộc xung quanh chúng ta được tạo ra như thế nào?
1. Quy trình sản xuất là gì
Quy trình sản xuất là một chuỗi các hoạt động có tính liên kết chặt chẽ với nhau, nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng đáp ứng kỳ vọng của khách hàng.
Để tạo ra những sản phẩm đảm bảo chất lượng thì quy trình sản xuất là cần thiết. Mỗi sản phẩm khác nhau thì quy trình sản xuất sẽ khác nhau.
Dưới đây là các quy trình sản xuất tiêu biểu của những nghành chính trong lĩnh vực sản xuất.
– Đối với nghành sản xuất ô tô/máy móc.
o Đối tượng của nghành này bao gồm: Các công ty chuyên sản xuất ô tô, xe máy, xe đạp, linh kiện, máy gia công…
o Khi đó, quy trình sản xuất cơ bản sẽ bao gồm: Phát triển sản phẩm, Thiết kế, Sản xuất linh kiện, Lắp ráp, Kiểm tra, Xuất hàng.
– Đối với nghành năng lượng, nguyên liệu
o Đối tượng của nghành này bao gồm: Các công ty sản xuất điện, khí ga, dầu mỏ, luyện kim…
o Quy trình công đoạn sản xuất trong nghành này với mỗi loại sản phẩm có sự khác nhau lớn.
Ví dụ, trong nghành luyện kim thì công đoạn sẽ là: Thu gom phế liệu, nung, ép, tạo sản phẩm theo tiêu chuẩn rồi đưa đến các công ty gia công.
– Còn đối với nghành xây dựng
o Đối tượng của nghành này bao gồm: Các công ty kiến trúc, bất động sản, thiết bị xây dựng…
o Khi đó, sản xuất sẽ theo các công đoạn cơ bản sau: Thiết kế, Chế tạo khung, Tạo nội thất, Trang trí ngoại thất.
Ở đây, để các bạn dễ hình dung, tôi sẽ đưa ra ví dụ minh hoạ về quy trình sản xuất trong nghành sản xuất ô tô.
Quy trình sản xuất cơ bản của ô tô bao gồm: Đột dập, Chế tạo khung xe, Sơn, Lắp ráp, Kiểm tra, Xuất hàng.
Để lắp ráp thành một chiếc xe ô tô hoàn chỉnh, các nhà sản xuất cần rất nhiều các linh kiện khác nhau. Tuy nhiên, các công ty sản xuất ô tô, họ không tự mình sản xuất hết tất cả các linh kiện mà họ sẽ tiến hành thu mua các linh kiện từ nhiều nhà cung cấp khác nhau như: thiết bị điều khiển, lốp xe, pin,…
Quy trình sản xuất của mỗi chi tiết này tại các nhà cung cấp cũng sẽ khác nhau.
2. Sự thay đổi của quy trình sản xuất trong bối cảnh thay đổi của thị trường
Trong nghành sản xuất ô tô, sự chuyển đổi từ xe ô tô xăng sang ô tô điện là rõ ràng nhất, dưới ảnh hưởng của xã hội nói không với chất thải cacbon.
Cùng với việc chuyển đổi sang ô tô điện, việc sản xuất linh kiện liên quan đến động cơ bắt đầu giảm dần. Số lượng linh kiện sẽ giảm một nửa còn 15.000 từ con số 30.000 linh kiện ở thời điểm hiện tại. Người ta dự đoán rằng, trong tương lai, với sự tiêu chuẩn hoá và tích hợp các linh kiện với nhau, thì con số này sẽ giảm hơn nữa, chỉ còn khoảng 7.000 linh kiện.
Như vậy, các nghành sản xuất linh kiện liên quan đến động cơ của ô tô đã giảm đáng kể. Cùng với nghành gia công linh kiện, quy trình sản xuất liên quan đến ô tô cũng được dự đoán là sẽ có những thay đổi lớn.
3. Giải pháp đối ứng của doanh nghiệp trước bối cảnh thay đổi của thị trường
Với tương lai của ngành sản xuất ô tô, các nhà sản xuất đang tìm kiếm các giải pháp khác nhau để đối phó với sự giảm giá bán và giảm doanh thu.
Toyota là một ví dụ điển hình, về sự chuyển đổi sang doanh nghiệp cung cấp dịch vụ liên quan đến vận tải.
Họ đã hợp tác với các doanh nghiệp khác nghành như: Softbank, và liên minh với các doanh nghiệp cùng ngành như: Mazda, Suzuki và Subaru.
Giám đốc Toyoda Akio đã tuyên bố đối đầu với những gã khổng lồ hùng mạnh về công nghệ thông tin như: Google, Amazon, Facebook, Apple, cũng đang lấn sân sang ngành sản xuất ô tô.
Tuy nhiên, việc chuyển đổi sang dịch vụ vận tải tổng hợp và phát triển các sản phẩm công nghệ thông tin trong ô tô, cũng đòi hỏi Toyota phải đổi mới và nâng cao năng lực sản xuất. Để đáp ứng được các thách thức này, Toyota đã thực hiện nhiều biện pháp cải tiến quy trình sản xuất, đào tạo nhân lực và tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới.
Mời các bạn tìm hiểu chi tiết hơn về quản lý sản xuất tại ĐÂY