#Toyota #blogsanxuat
Để tìm thấy “lãng phí” ở công xưởng sản xuất, đầu tiên cần chia nhỏ công việc ra thành các phần như “lắp linh kiện”, “nhấn nút”, “vận chuyển thành phẩm” … Với từng phần việc nhỏ, cần suy nghĩ “Có thật sự cần thiết hay không”, “Tại sao lại phải dùng phương pháp này?”.
Đối với bộ phận gián tiếp, nhân viên cần đánh giá cẩn thận xem “công việc mình đang làm có mang lại lợi ích cho khách hàng hay không?”. Ví dụ như có viết ra một văn bản đẹp lộng lẫy nhưng không ai đọc thì cũng trở nên vô nghĩa. Mà việc làm vô nghĩa chính là “lãng phí”. Với mỗi công việc, hãy suy nghĩ xem “khách hàng là ai”, “công việc này có ích hay không”, và mạnh dạn dừng ngay những công việc không phục vụ cho lợi ích của khách hàng.
Tóm lại
Để kaizen một công việc năng suất thấp, chi phí sản xuất cao, trước khi bắt đầu, người tiến hành kaizen cần có chung nhận thức về “lãng phí”, “công việc chính quy”, “công việc đi kèm”. Khi đã hình thành khái niệm chung rồi, mọi người đều sẽ nhận ra đâu là “lãng phí”. Chỉ khi nào mọi người đều bắt đầu để ý tới “lãng phí” thì hoạt động kaizen mới có thể tiến triển.
______________________
Tham khảo: Thói quen của Toyota – Nghệ thuật nâng cao năng suất công việc– NXB Phụ nữ/ Nhóm dịch NOMUDAS
Chi tiết: https://bit.ly/37dV7fZ
______________________
Xem video kaizen, sản xuất, quản lý chất lượng tại kênh YouTube Blogsanxuat: https://bit.ly/3u61FHO