Vòng tròn quản lý SDCA, PDCA, PDCAS

Đây là những phương pháp quản lý rất quan trọng trong quản lý chất lượng mà chúng ta sẽ thường xuyên găp

Như mình đã viết trong bài trước, trong công việc cũng ta sẽ có hai phương pháp quản lý là duy trì và quản lý kaizen.

  • Duy trì: Chính là quản lý theo nghĩa hẹp, hay chính là việc quản lý thường nhật.
  • Kaizen: Thay đổi, bao gồm cả việc cải cách.

1. Quản lý duy trì (SDCA)

Quản lý duy trì hay quản lý thường nhật chính là việc quản lý những công việc đang thực hiện dựa trên những tiêu chuẩn có sẵn. Ví dụ, quản lý một dây chuyền có sẵn để làm ra những sản phẩm đạt chất lượng theo tiêu chuẩn. Vì thế, vòng tròn quản lý duy trì sẽ bắt nguồn từ Tiêu chuẩn hoá ( Standardization) ➡︎Thực hiện (Do)➡︎ Kiểm tra (Check) ➡︎ Điều chỉnh (Action).

Chúng ta sẽ cùng thử phân tích quy trình quản lý trên đối với một công đoạn:Tiêu chuẩn hoá: 1) Quyết định mục đích (Tiêu chuẩn tác nghiệp)

Tiêu chuẩn hoá
  • Quyết định mục tiêu (hay tiêu chuẩn tác nghiệp).
  • Quyết định phương pháp, phương tiện để thực hiện được mục đích đã đề ra.
Thực hiện
  • Đào tạo nhân viên làm việc.
  • Để nhân viên tự thực hiện công việc.
Kiểm tra
  • Kiểm tra lại xem công việc có được tiến hành theo kế hoạch hay không?
  • Đã đạt được mục đích ban đầu đã đề ra hay chưa?
Điều chỉnh
  • Nếu công việc không tiến triển dư dự kiến thì sẽ đưa ra các bước điều chỉnh.
  • Kiểm tra kết quả điều chỉnh.

Trên đây chính là [su_highlight background=”#DDFF99″ color=”#000000″ class=””]vòng tròn quản lý duy trì bắt đầu từ một tiêu chuẩn có sẵn và nhiệm vụ của chúng ta là làm ra những sản phẩm (hay dịch vụ) đạt tiêu chuẩn đó[/su_highlight]. Trong trường hợp sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, cần có những biện pháp điều chỉnh kịp thời để không để phát sinh sản phẩm lỗi.

2. Quản lý kaizen (PDCA, PDCAS)

Trong khi quản lý duy trì tâp trung vào việc đạt được một quy chuẩn có sẵn thì quản lý kaizen yêu cầu bạn phải chinh phục những thử thách mới.

Ví dụ, tại một công đoạn mỗi ngày sản xuất được 100 sản phẩm. Nếu chỉ là quản lý duy trì, hàng ngày bạn chỉ cần làm được 100 sản phẩm đạt chất lượng là được, còn quản lý kaizen yêu cầu bạn suy nghĩ ra cách làm mới để có thể đạt trên 100 sản phẩm đạt chất lượng.

Vì thế, quản lý kaizen sẽ bắt đầu từ Mục tiêu. Chúng ta sẽ lên kế hoạch (Plan)➡︎ Thực hiện (Do)➡︎ Kiểm tra (Check)➡︎ Action (Điều chỉnh). Vòng tròn này còn được gọi là vòng trong PDCA.

Vòng tròn xoắn ốc PDCA

Ngoài ra, [su_highlight background=”#DDFF99″ color=”#000000″ class=””]để lưu lại thành quả sau mỗi công việc hay sau mỗi kaizen, việc tiêu chuẩn hoá là rất quan trọng[/su_highlight]. Đây cũng là bước cuối cùng trong quá trình giải quyết vấn đề mà mình sẽ giới thiệu trong bài sau. Vì thế, chúng ta không nên chỉ dừng lại ở vòng tròn PDCA, mà nên bổ sung thêm tiêu chuẩn hoá thành PDCAS.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *