Kiểm tra là bước đánh giá để chọn ra những sản phẩm đạt yêu cầu, đồng thời loại bỏ sản phẩm lỗi ngăn chặn sản phẩm lỗi đến khách hàng. Đây có thể nói là một trong các hoạt động quan trọng để duy trì chất lượng. Hoạt động kiểm tra tuy quan trọng, nhưng chất lượng lại là thứ được xây dựng trong các công đoạn từ hoạch định sản phẩm đến thiết kế, sản xuất, xuất hàng và dịch vụ sau bán hàng. Chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, việc kiểm tra không trực tiếp làm nâng cao chất lượng của sản phẩm mà là để phát hiện ra vấn đề sau đó đưa ra đối sách để giải quyết vấn đề đó. Đừng ảo tưởng rằng chất lượng sẽ được cải thiện do kiểm tra quá mức.
Một trong những nhà máy sản xuất của công ty chúng tôi ở Việt Nam có nhận được lời khen của khách hàng rằng, chất lượng hàng của nhà máy rất tốt vì trong suốt 1 năm không xảy ra lưu xuất hàng lỗi đến họ. Tuy nhiên, khi đi sâu và xác nhận tình hình thực tế thì sự thực không phải như vậy.
Khi yêu cầu báo cáo về tỉ lệ lỗi công đoạn hàng tháng, về đối sách cho các lỗi, về hoạt động đào tạo nhân viên… chúng tôi đã biết rằng tỉ lệ lỗi không hề giảm, ngược lại còn có xu hướng tăng nhẹ theo từng tháng, số lần dừng chuyền sản xuất tăng đột biến, hoạt động đào tạo không được thực hiện định kỳ.
Sở dĩ sản phẩm lỗi không lưu xuất là do bên trong nội bộ nhà máy đã tăng cường nhân công nâng số lần kiểm tra từ 1 lần lên 2 lần để thực hiện. Nghĩa là một sản phẩm phải kiểm tra qua 2 lần mới được xuất hàng. Vậy đây có phải là hiệu quả của quản lý chất lượng. Hoạt lý quản lý chất lượng phải nhất quán trong tất cả các công đoạn để không tạo ra sản phẩm lỗi. Khi phát sinh lỗi, cần phải thực phân tích và điều tra để đưa ra biện pháp để giải quyết. Trên thực tế chất lượng sản phẩm đang đi xuống chứ không hề đang tốt lên.
Để đánh giá hiệu quả của hoạt động quản lý chất lượng, hãy xem xét và đánh giá chất lượng theo từng công đoạn của quá trình.