Blog Single

Người quản lý hiện trường

1-Người có kinh nghiệm phong phú

Một điều đương nhiên là để quản lý tốt hiện trường thì buộc người quản lý phải hiểu rõ hiện trường. Người quản lý hiện trường không phải là người chỉ ngồi bàn giấy ký tá, giao các công việc cho cấp dưới thực hiện mà cần phải bước chân ra hiện trường nắm bắt hiện trạng công việc, tình trạng máy móc thiết bị, con người, 5S…

2-Người có thể dẫn dắt được người khác

Để dẫn dắt được người khác người quản lý cần có trách nhiệm, năng lực hành động quyết đoán, có thể giải quyết mọi việc dù là khó khăn ập đến. Ví dụ: máy móc hỏng hóc bất ngờ không thể sản xuất nhưng lịch xuất hàng đã đến gần, người quản lý cần phải xem xét các phương án sản xuất để đáp ứng xuất hàng.

3-Người có thể tin cậy được

Người quản lý hiện trường cần phải là người tin cậy được đối với không chỉ đối với cấp lãnh đạo mà còn đối với nhân viên phía dưới. Luôn điềm tĩnh trong mọi việc và nhất quán trong suy nghĩ với hành động. Có rất nhiều người quản lý hôm nay nói xử lý như thế này thế kia, khi nhân viên làm xong báo cáo lại thì phản biện lại rằng mình đâu có nói như vậy (Vì việc xử lý không có hiệu quả). Những việc như vậy sẽ làm mất lòng tin của nhân viên.

4-Người được mọi người tôn trọng

Để được mọi người tôn trọng, cần phải trung thực và có tâm với công việc, có tâm với các mối quan hệ xung quanh.

5-Người có kiến thức, suy nghĩ giải quyết vấn đề

Kinh nghiệm không thôi thì chưa đủ, người quản lý cần phải có kiến thức. Ví dụ; để cải thiện lỗi này cần phải thay đổi điều kiện như thế kia. Thế nhưng khi nhân viên hỏi tại sao lại phải thay đổi như vậy thì không trả lời rõ ràng được mà nói đó là kinh nghiệm. Như vậy, sẽ dễ mất lòng tin của cấp dưới.

Kinh nghiệm rất quan trọng, nhưng kiến thức cũng quan trọng không kém. Cần trau dồi để có kiến thức giải quyết, suy luận mọi vấn đề.

6-Người luôn coi trọng cấp dưới

Cấp trên không có nghĩa là được quát tháo, la mắng cấp dưới. Lỗi của cấp dưới bắt nguồn từ sự quản lý không chặt chẽ của cấp trên. Hãy xem xét lại mình trước tiên. Hơn nữa, công việc có trôi chảy hay không phụ thuộc vào cấp dưới, hãy tạo động lực và đặc biệt hãy tôn trọng họ thì sẽ trở thành một người quản lý thành công.

7-Người là cầu nối tin cậy giữa hiện trường và các cấp lãnh đạo

Người quản lý hiện trường chính là cầu nối giữa nhân viên hiện trường và các cấp lãnh đạo. Cần nói ra tiếng nói của nhân viên hiện trường với các cấp lãnh đạo, đồng thời cũng cần truyền đạt mục tiêu cũng như tư tưởng của cấp lãnh đạo cho nhân viên phía dưới.

Bây giờ bạn đã biết những điều để trở thành một người quản lý hiện trường đầy năng lực rồi chứ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *