1-Không thực hiện tốt chủ nghĩa tam hiện
-Không xem xét kỹ hiện trường (Công đoạn xảy ra lỗi).
-Không xem kỹ hiện vật (sản phẩm lỗi).
-Không nắm bắt hiện thực tốt (thực tế).
Để phân tích được, cần phải có người hiểu rõ về hiện trường và sản phẩm. Đương nhiên người này phải đánh giá khách quan mọi thứ, không được dựa vào cảm xúc hay kinh nghiệm để phán đoán. Đối với những người không am hiểu hiện trường, hiện vật thì khó lòng nắm bắt được hiện thực. Người phân tích và phán đoán cần phải có kiến thức, sự quan sát cũng như suy nghĩ logic để nắm bắt vấn đề. Luôn đặt ra câu hỏi “Tại sao lại xảy ra lỗi”, “Tại sao các Lô khác không bị mà mỗi lô này mới bị”, “Tại sao là dòng sản phẩm này mà không phải dòng sản phẩm kia”…Luôn đưa các nghi vấn vào trong bộ não để tìm ra sự thực.
2-Coi nhẹ các vấn đề nhỏ
Bạn đã từng gặp trường hợp một cái máy móc thiết bị kêu um lên, khi tổ trưởng đến không thấy gì khác biệt nên khởi động lại (Reset) cho máy chạy tiếp chưa. Sau một thời gian, máy móc tiếp tục kêu và xảy ra sự cố. Thực ra, máy móc báo hiệu còi là có lý do của nó. Nếu chúng ta không xem xét kỹ lưỡng sẽ để lại tiềm ẩn rủi ro cho sau này.
Khi phát sinh vấn đề, cần xem xét nghiêm túc để xử lý và đưa ra đối sách. Không được suy nghĩ rằng, các vấn đề nhỏ sẽ không gây ảnh hưởng gì cả, đưa ra phương án giải quyết làm gì cho mất thời gian. Nếu bạn là ban lãnh đạo của công ty hãy khuyến khích nhân viên phát hiện đưa ra vấn đề để giải quyết. Đó chính là cách ươm mầm cho hoạt động Kaizen.
3-Không biết thực hiện đối sách sao chính xác
-Không biết cơ chế phát sinh nên không thể giải quyết vấn đề.
-Chỉ xử lý vấn đề mà không giải quyết triệt để.
-Hiểu và vận dụng sai lầm 7 công cụ QC.