– Sếp: Chú vừa nhặt được tiền hay sao mà trông mặt hí hửng thế? Không bù cho tuần trước, lúc nào cũng xị ra như bánh bao ấy.
– Cấp dưới: Em vừa giải quyết được vụ mấy nhân viên khác cứ để giầy dép bừa bãi. Tuần trước có đoàn khách đến thăm quan công ty mà xấu hổ quá. Cửa công ty toàn giầy với dép. Lúc khách về còn không biết giầy mình để chỗ nào.
– Sếp: Thì ra vậy, anh nói mãi chú không nghe. Cứ đợi đến khi người ta làm bẽ mặt ra rồi mới chịu sửa.
– Cấp dưới: Đúng là không bị tát vào mặt thì không sáng mắt ra anh ạ. Nhưng tốt nhất là cái mặt mình thì mình phải giữ, không thể lúc nào cũng xuề xòa thế được. Em cũng đã dùng màu để phân biệt chỗ để cho nhân viên và khách
– Sếp: Ý tưởng này hay, rất tiện cho khách ghé thăm công ty. Anh cũng đang lên kế hoạch xây dựng lại cách suy nghĩ để anh em trong công ty coi đây là nhà mình. Phải dẹp bỏ suy nghĩ “cha chung không ai khóc”, làm gì có chuyện không góp phần thúc đẩy sự phát triển của công ty mà lại cứ đòi tăng lương và tăng chức.
– Cấp dưới: Em hoàn toàn đồng ý với đề xuất này:).
Sau Kaizen
Câu chuyện kaizen sẽ là chuyên mục mình tổng hợp những ví dụ kaizen đã thực hiện trong công xưởng tại Nhật Bản. Đây tuy là những ví dụ đơn giản đi kèm với câu chuyện hư cấu do mình tự nghĩ ra nhưng mình hi vọng những câu chuyện này lại là một gợi ý cho một ai đó hay một công xưởng nào đó ở Việt Nam. Bạn có thể tìm đọc thêm các ví dụ kaizen khác tại đây.