Trong loạt bài viết này Blogsanxuat sẽ giới thiệu với các bạn về phân tích dữ liệu căn bản.
Đặc trưng của quản lý chất lượng Nhật Bản đó là sử dụng triệt để dữ liệu để phân tích và nắm bắt đặc tính chất lượng. Vì thế, việc hiểu rõ về phân tích dữ liệu là rất quan trọng.
Đầu tiên, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu các loại dữ liệu.
1. Phân loại dữ liệu
Dữ liệu là một yếu tố dùng để biểu thị “Sự thật”.
Chúng ta có hai dạng dữ liệu chính là dữ liệu số và dữ liệu ngôn ngữ.
Thông thường, thông qua dữ liệu thu thập được chúng ta sẽ có cái nhìn khách quan về sự thật. Do đó, nếu có thể chúng ta nên dữ liệu hoá những “sự thật” muốn tìm hiểu.
Ví dụ, khi muốn biết sự thật về chiều dài của một chi tiết gia công, chúng ta cần cần đo và thể hiện qua các con số.
Tuy nhiên, đối với một số trường hợp không thể dữ liệu hoá thì chúng ta không nên gượng ép. Thay vào đó chúng ta có thể sử dụng dữ liệu ngôn ngữ.
Ngoài ra, cùng với sự phát triển của máy tính và các phần mềm tạo văn bản thì chúng ta còn có thêm một dạng dữ liệu nữa là dữ liệu văn bản.
Và thêm một loại dữ liệu khác là dữ liệu phân loại. Người ta chia dữ liệu phân loại thành dữ kiệu đơn thuần và dữ liệu tuần tự. Ở bảng dưới mình sẽ đưa ra ví dụ để chúng ta hiểu rõ hơn về hai dạng dữ liệu này.
2. Dữ liệu số trong phân tích dữ liệu
Bây giờ chúng ta sẽ đi vào phân tích một chút về dữ liệu số. Đây là dạng dữ liệu hay được sử dụng nhất.
Dữ liệu số được chia ra thành dữ liệu đo và dữ liệu đếm. Hai loại dữ liệu này sẽ được phân tích theo các phương pháp khác nhau nên các bạn cần chú ý phân biệt nhé.
Dư liệu đo
Dữ liệu đo là dạng dữ liệu liên tục bao gồm: kích thước, thời gian, diện tích… Đặc điểm của dạng dữ liệu này là thu thập thông qua các phương pháp đo đạc.
Dữ liệu đếm
Dữ liệu đếm là dạng dữ liệu rời rạc bao gồm: số sản phẩm, số sản phẩm lỗi, tỷ lệ lỗi… Do dạng dữ liệu này không có tính liên tục, chúng ta chỉ xác định được ở một thời điểm nhất định nên gọi là dữ liệu dạng phân tán. Dạng dữ liệu này không thu thập được thông qua đo đạc mà thông qua việc đếm.
Đặc biệt, với dữ liệu biểu thị tỷ lệ, đặc tính của dữ liệu trên tử số sẽ quyết định đặc tính chúng. Các bạn xem các ví dụ dưới đây để tránh xác định nhầm nhé.
3. Biến đổi dữ liệu thành vấn đề
Nào bây giờ coi như chúng ta đã có được dữ liệu mình mong muốn. Bước tiếp theo cần phải làm là tìm sự thực ẩn chứa bên trong dữ liệu này.
Trong quản lý chất lượng sự thực này phần nhiều là những vấn đề hoặc hiện trạng mà chúng ta muốn tìm hiểu.
Để làm được điều này thì việc trực quan hoá thông qua đồ thì là một cách làm vô cùng hữu hiệu.
Nếu bạn chưa biết cách sử dụng đồ thị thì đọc qua bài viết dưới nhé.
[su_posts id=”120″ posts_per_page=”-1″ tax_operator=”AND” order=”desc”][su_highlight background=”#DDFF99″ color=”#000000″ class=””]Khi tổng hợp dữ liệu thì điều quan trọng nhất là mục đích sử dụng. Hãy tự mình làm sáng tỏ mục đích thu thập dữ liệu trước khi lấy dữ liệu nhé. [/su_highlight]
Ví dụ, khi gia công một chi tiết, có rất nhiều sản phẩm không đạt yêu cầu về kích thước chiều dài. Chúng ta cần tìm nguyên nhân xảy ra hàng lỗi thì đây chính là mục đích.
Việc tìm ra nguyên nhân của vấn đề đôi khi không đơn giản. Tuy nhiên, nếu biết sử dụng công cụ và kiến thức chúng ta có thể làm được.
Một trong số đó là phương pháp giải quyết vấn đề mà mình đã giới thiệu trong bài viết dưới. Bạn đọc thêm nhé.
[su_posts id=”262″ posts_per_page=”-1″ tax_operator=”AND” order=”desc”]