Kiểm tra là một từ khoá chúng ta sẽ thường xuyên tiếp xúc trong quản lý chất lượng. Như trong bài viết về “Hệ thống quản lý chất lượng” mình có nhắc đến việc các nhà sản xuất phải phân biệt sản phẩm tốt và sản phẩm không tốt, rồi cung cấp những sản phẩm tốt cho khách hàng. Việc phân biệt sản phẩm tốt này chính là kiểm tra.
Có nghĩa là, để cung cấp một sản phẩm có chất lượng tốt làm hài lòng khách hàng, thì ngoài việc quản lý từng công đoạn, nhà sản xuất còn phải kiểm tra từng công đoạn để phát hiện và loại bỏ những sản phẩm không đạt chất lượng. Đây chính là hoạt động kiểm tra.
Trong quá trình kiểm tra, để phán đoán được sản phẩm đó có đạt chất lượng hay không chúng ta cần tiến hành đo đạc và thí nghiệm. Với những sản phẩm thoả mãn những yêu cầu đã được quy định trong tiêu chuẩn được gọi là sản phẩm đạt chất lượng, những sản phẩm không đạt yêu cầu sẽ được gọi là sản phẩm không đạt chất lượng.
Trong kiểm tra được phân ra làm 3 loại:
- Kiểm tra khi nhập vật liệu (hàng)(受入検査): Vật liệu khi được mua về phải kiểm tra xem có đạt yêu cầu như trong đơn hàng hay không
- Kiểm tra giữa công đoạn(工程内検査・中間検査): Những sản phẩm cần trải qua nhiều công đoạn sản xuất sẽ được kiểm tra xem có đạt tiêu chuẩn về chất lượng sau từng công đoạn hay không.
- Kiểm tra lần cuối(最終検査・出荷検査): Sản phẩm sau lắp xong hoặc trước khi xuất kho sẽ được kiểm tra lại một lần nữa để đảm bảo rằng sản phẩm đến tay khách hàng đạt chất lượng.
Về căn bản, càng phát hiện sớm lỗi thì càng giảm được thiệt hại do hàng lỗi ở mức tối đa. Bởi lỗi vật liệu thì chỉ cần mua lại, nhưng lỗi sản phẩm thì ngoài vật liệu, chúng ta còn tốn rất nhiều chi phí khác như chi phí gia công, hay chi phí nhân công.
Cảm ơn admin Blog Sản Xuất đã có nhiều chia sẻ hay, cũng như đúc kết các kiến thức về Sản Xuất, Chất Lượng.
Rất vui vì bài viết có ích cho bạn.
Mình mới vào blog hôm nay, là dân Quản lý chất lượng. Thật sự cảm ơn các bạn rất nhiều.
Hi vọng bạn sẽ khám phá ra nhiều kiến thức bổ ích trên web này và Youtube Blogsanxuat.