Dưới đây là một câu chuyện khá vui về sự nhầm lẫn mà bản thân mình cũng đã trải nghiệm.
Đọc thì thấy đơn giản nhưng thực ra người nhân viên tự mình ít khi để ý tới cho tới khi gặp lỗi hoặc bị nhắc nhở. Bởi họ đã quen rồi.
Câu chuyện tại một quán ăn:
– Ông chủ: Khách vừa phàn nàn chú cho muối vào cafe đấy.
– Nhân viên: Anh đùa à? Ai lại đi cho muối vào cafe.
– Ông chủ: Không tin à, uống thử đi cưng…
– Nhân viên: Ối giời, mặn thế. Em nhớ mình cho đường mà. Chắc xúc nhầm muối rồi.
– Ông chủ: Thế chú không phân biệt được đường với muối à?
– Nhân viên: Được chứ anh ơi. Nhưng lúc bận có thể em cho nhầm.
– Ông chủ: Lọ đường với lọ muối của chú giống nhau thế này, chữ thì bé, lúc đông nhầm là phải. Chú thay ngay cho anh cái cái nhãn to hơn và dán màu để phân biệt nhé.
– Nhân viên: Yes sir.
Phương pháp Kaizen tham khảo:
Một tình huống thường nhật tưởng chừng khá đơn giản nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ rất lớn khi chi tiết hay vật liệu bị sử dụng nhầm lẫn. Chỉ cần để ý và Kaizen bạn sẽ tránh được những nguy cơ này. Bạn có thể dán nhãn để phân biệt hoặc thử kết hợp với mầu sắc để tránh sai sót trong những thời điểm bận rộn.
Câu chuyện kaizen sẽ là chuyên mục mình tổng hợp những ví dụ kaizen đã thực hiện trong công xưởng tại Nhật Bản. Đây tuy là những ví dụ đơn giản đi kèm với câu chuyện hư cấu do mình tự nghĩ ra nhưng mình hi vọng những câu chuyện này lại là một gợi ý cho một ai đó hay một công xưởng nào đó ở Việt Nam. Bạn có thể tìm đọc thêm các ví dụ kaizen khác tại đây.