Một yêu cầu tất yếu đối với một dây chuyền sản xuất ngoài yếu tố chất lượng đó chính là năng suất.
Cùng với số lượng thiết bị, cùng với từng đó con người, đương nhiên chúng ta sẽ mong muốn dây chuyền đó sản xuất được nhiều sản phẩm nhất có thể trong một thời gian nhất định.
Sắp xếp lại thao tác tại từng vị trí trong dây chuyền
Nhắc đến dây chuyền chúng ta sẽ tưởng tượng ngay đến một dòng chảy các thao tác và kết quả sẽ là một sản phẩm hoàn chỉnh.
Trong dây chuyền, về lý tưởng, số lượng công việc sẽ được chia đều cho số lượng nhân viên có trong dây chuyền. Tuy nhiên, mỗi một phần không phải tính theo số thao tác mà tính theo tổng thời gian thực hiện thao tác của mỗi thành viên.
Ví dụ, để lắp ráp một sản phẩm cần 1000 giây, chúng ta có 10 người trong dây chuyền thì mỗi người sẽ thực hiện được một lượng công việc là 100 giây.
Một dây chuyền hoạt động hiệu quả là một dây chuyền có thời gian thao tác ở tất cả các vị trí đều bằng nhau.
Vì sao lại như vậy?
[su_highlight background=”#DDFF99″ color=”#000000″ class=””]Bởi thời gian thao tác của người chậm nhất sẽ quyết định thời gian hoàn thành một sản phẩm.[/su_highlight]Chúng ta cùng so sánh hai dây chuyền dưới đây để hiểu rõ hơn về điều này nhé.
Hình 1 là minh hoạ về một dây chuyền cân bằng. Chúng ta có hai công đoạn lắp ráp sản phẩm là A và B. Mỗi công đoạn mất 10 giây để hoàn thành công việc của mình. Nếu mỗi công đoạn đều giữ được tốc độ này thì ở giây thứ 20 chúng ta đã có sẩn phẩm đầu tiên và cứ sau 10 giây chúng ta lại có một sản phẩm kế tiếp được hoàn thành.
Hình 2 sẽ là một ví dụ về dây chuyền thiếu cân bằng. Khi giai đoạn đầu làm hết 10 giây mà giai đoạn sau làm hết 15 giây thì đến giây thứ 25 chúng ta mới có sản phẩm đầu tiên. Và ở giây thứ 30 chúng ta cũng chỉ mới thoàn thành được một sản phẩm, ít hơn so với dây chuyền cân bằng ở trên. Ở dây chuyền này, sau mỗi 15 giây chúng ta mới có thêm một sản phẩm được hoàn thành, bằng đúng với thời gian ở công đoạn B.
Đến đây chắc bạn đã hiểu vì sao người chậm nhất sẽ quyết định tốc độ sản xuất của dây chuyền.
Làm sao để tạo cân bằng cho một dây chuyền sản xuất?
Đến đây chắc bạn cũng mường tượng được câu trả lời rồi phải không?
[su_highlight background=”#DDFF99″ color=”#000000″ class=””]Việc điều chỉnh sao cho thời gian thao tác ở mỗi công đoạn bằng nhau sẽ là chìa khoá giúp chúng ta cân bằng dây chuyền.[/su_highlight]Việc cân bằng dây chuyền sẽ được thực hiện theo các bước sau:
- Loại bỏ lãng phí trong từng vị trí: Việc sắp xếp lại vị chí đặt để chi tiết để đảm bảo rằng thời gian thao tác hiện tại là ngắn nhất.
- Trực quan hoá thời gian thao tác tại mỗi vị trí: Sau khi tối ưu hoá thời gian trong từng công đoạn, chúng ta sẽ đo thời gian thao tác của tất cả các vị trí và trực quan hoá bằng đồ thị như hình dưới. Từ đồ thị chúng ta sẽ thấy công đoạn 3 có thời gian thao tác dài nhất, dài hơn so với thời gian mà chúng ta thiết lập cho dây chuyền. Đồng thời, công đoạn 1 lại có thời gian thao tác ngắn hơn.
- Tạo cân bằng giữa các công đoạn: Từ kết quả đo thời gian, chúng ta sẽ tính toán để chuyển bớt lượng công việc mà công đoạn 3 đang quá tải sang công đoạn 1. Như thế, chúng ta sẽ có một dây chuyền cân bằng có vận tốc sản xuất 10 giây/sản phẩm.