KPT là công cụ thứ 2 trong danh sách 17 công cụ QC mà mọi nhân viên Toyota đều được yêu cầu sử dụng thành thạo.
KPT là một công cụ kaizen căn bản và cách sử dụng cũng rất rất đơn giản.
Thông thường để giải quyết vấn đề trong công việc chúng ta thường dùng Câu chuyện QC. Còn nếu muốn kaizen chất lượng công việc hãy dùng KPT. Đây cũng chính là mục đích sử dụng của công cụ này.
Nếu bạn chưa biết về các bước giải quyết vấn đề có thể tìm hiểu bài viết sau.
[su_posts id=”262″ posts_per_page=”-1″ tax_operator=”AND” order=”desc” ignore_sticky_posts=”yes”]
Đặc trưng của công cụ này có chút tương đồng với các bước giải quyết vấn đề đó là giảm thiểu tối đa sự sai lệch phát sinh trong công việc dù ai thực hiện đi chăng nữa, đồng thời nâng chất lượng công việc lên một tầm cao mới.
Cách thực hiện KPT khá đơn giản, đó chính là hai bước “C-A” trong vòng tròn quản lý “P-D-C-A”.
Trong giải quyết vấn đề thường bắt đầu từ P, nhưng KPT lại bắt đầu từ C rồi chuyển qua A. Có nghĩa là chúng ta sẽ không quay vòng PDCA mà chỉ quay vòng CA.
[su_posts id=”716″ posts_per_page=”-1″ tax_operator=”AND” order=”desc” ignore_sticky_posts=”yes”]
Vậy KPT là gì?
KPT chính là chữ cái đầu của 3 chữ: KEEP, PROBLEM, và TRY.
Đối với một chủ đề, chúng ta sẽ cùng đưa ra cũng điểm cần KEEP, những PROBLEM và TRY như hình dưới.
KEEP chính là những điểm tốt, thao tác tốt trong công việc cần được giữ lại.
PROBLEM chính là những vấn đề chúng ta nhận thấy trong công việc, tức là điểm không tốt.
Từ danh sách công việc Keep và công việc Problem chúng ta sẽ chọn ra một vài đề án kaizen. Đây chính là TRY.
Đây thật sự là một công cụ rất đơn giản phải không các bạn.
Tuy nhiên, công cụ này chỉ mang lại hiệu quả lớn khi chúng ta phải lập đi lập lại vòng lặp CA để giải quyết hết các vấn đề.
Những công việc đã kaizen thành công ở mục TRY sẽ được chuyển dần về mục KEEP. Sau đó, chúng ta sẽ chọn một chủ đề tiếp theo mục ở PROBLEM để tiến hành kaizen.