Chứng chỉ quản lý chất lượng là một chứng chỉ khá quen thuộc với những người đang làm trong ngành sản xuất tại Nhật Bản. Tuỳ bộ phận hay nội dung công việc mà các công ty sẽ yêu cầu nhân viên dự thi để lấy chứng chỉ này.
Ví dụ một công ty sản xuất dụng cụ gia công trong hệ thống của Toyota mà mình biết sẽ yêu cầu toàn bộ nhân viên mới phải thi được chứng chỉ QLCL 4, cấp thấp nhất trong hệ thống chứng chỉ này. Ngoài ra, toàn bộ tầng lớp tổ trưởng trở lên tối thiểu phải có chứng chỉ QLCL cấp 3 trở lên.
Ở công ty nơi mình làm việc không yêu cầu phải thi chứng chỉ QLCL. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc và tìm hiểu mình nhận thấy đây là một chứng chỉ có ích và quyết định dự thi.
Việc thi chứng chỉ này đã cho mình cái nhìn tổng quát về hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống sản xuất trong công ty của mình.
Chính vì vậy, mình muốn giới thiệu nội dung chứng chỉ này để những bạn không có cơ hội dự thi trực tiếp tại Nhật Bản có thể tham khảo để có hướng học tập, bổ sung kiến thức cho công việc của mình. Nội dung này sẽ giúp chúng ta hình dung được những gì cần phải học, thứ tự học ra sao. Như thế sẽ giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và tránh xa đà vào những kiến thức không cần thiết hoặc quá khó so với khả năng hiện tại.
Sơ lược về chứng chỉ quản lý chất lượng Nhật Bản
Chứng chỉ QLCL Nhật Bản được Hiệp hội đo lường Nhật Bản công nhận vào năm 2005. Là chứng chỉ dùng để đánh giá một cách khách quan kiến thức về quản lý chất lượng của thí sinh.
Chứng chỉ này được chia làm 4 cấp độ để đánh giá năng lực về quản lý chất lượng đối với một nhân viên làm việc trong công ty. Chứng chỉ này được nhân rộng với mục đích nâng cao khả năng quản lý chất lượng cho mỗi cá nhân, từ đó góp phần nâng cao chất lượng của sản phẩm và của tổ chức. Tóm lại, chứng chỉ này được sinh ra với mục đích là một công cụ sản xuất nền tảng để các doanh nghiệp có thể liên tục nâng cao được năng lực cũng như kiến thức quản lý chất lượng.
Dưới đây là những lợi ích mà chứng chỉ QLCL mang lại.
Dưới đây là năng lực yêu cầu và đối lượng nên dự thi cho từng cấp độ:
[table id=3 /]Nội dung kiến thức trong chứng chỉ quản lý chất lượng Nhật Bản
Những thủ pháp sử dụng trong từng cấp độ của chứng chỉ.
Trong bảng dưới mình sẽ tổng hợp cho 3 cấp độ từ 3~1. Cấp độ 4 chỉ bao gồm các khái niệm căn bản nên mình gộp luôn vào cấp độ 3. Khi mới tìm hiểu mình cũng bắt đầu với cấp độ 3. Vì vậy, nội dung trên trang blogsanxuat cũng bắt đầu với những khái niệm rất căn bản như “Chất lượng là gì?.
Các bạn lưu ý phần ý nghĩa của các kí hiệu mình sử dụng trong bảng như sau:
- △ : Mức độ bạn chỉ cần biết tới tên nội dung mà chưa cần hiểu nội dung bên trong.
- ◯ : Mức độ hiểu định nghĩa và suy nghĩ căn bản của nội dung đó.
- ◎ : Không những hiểu nội dung mà còn có thể vận dụng thành thạo nội dung đó.
Trong bài tiếp theo mình sẽ tổng hợp phần lý thuyết chi tiết cho từng cấp độ.