Trước khi đi tìm hiểu sâu hơn nữa về Pokayoke, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số ví dụ áp dụng Pokayoke.
Khi xem những ví dụ này, có lẽ các bạn sẽ ngạc nhiên rằng thì ra mình cũng đang sử dụng Pokayoke hàng ngày cũng nên.
Thử tìm hiểu xem bạn đang dùng loại Pokayoke nào nhé.
Ví dụ áp dụng Pokayoke trong đời sống
Ví dụ 1: Đồng hồ báo thức
Ví dụ 2: Tin nhắn xác nhận, cảnh báo
Ví dụ 3: Tiếng kêu của lò vi sóng sau khi hâm nóng đồ ăn
Ví dụ 4: In cực (-) và (+) lên hộp pin để tránh lắp nhầm chiều
Từ các vị dụ trên, mình chắc rằng các bạn sẽ bất ngờ khi mình cũng đang áp dụng Pokayoke trong cuộc sống hàng ngày, ít nhất là việc cài đặt báo thức.
Bạn thử suy nghĩ xem còn ví dụ nào về Pokayoke trong cuộc sống không nhé.
Ví dụ về Pokayoke trong công xưởng
Dưới đây mình sẽ giới thiệu một ví dụ đơn giản về cách áp dụng Pokayoke trong công xưởng để tránh lỗi vô ý.
Một ví dụ khá đơn giản và dễ áp dụng phải không các bạn.
Nếu bạn nào làm việc tại dây chuyền lắp ráp cũng dễ dàng nhận thấy các nút bấm Pokayoke đi kèm với chi tiết. Khi người công nhân lấy chi tiết rồi mà quên không bấm nút hoặc quên không lấy chi tiết thì nắp hộp chi tiết tiếp theo sẽ không mở ra. Như thế, người công nhân có thể phát hiện ra lỗi của chính mình và kiểm tra lại.
Bạn đã thấy Pokayoke là một công cụ tuyệt vời như thế nào chưa. Bạn hãy thử áp dụng trong công việc của mình nhé.