Chúng ta có thể mong đợi những thành quả nào từ hoạt động nhóm QC?
Thành quả của một nhóm QC có thể tổng hợp thành hai dạng: Thành quả hữu hình và thành quả vô hình.
Thành quả chính là yếu tố quyết định nhóm QC có được duy trì hay không. Trong công xưởng, mọi hoạt động (công việc) không mang lại lợi ích chắc chắn sẽ bị huỷ bỏ.
Thành quả hữu hình của hoạt động nhóm QC
Thành quả hữu hình là những thành quả có thể thấy được bằng mắt hay biểu thị được bằng con số thông qua đánh giá về:
- Đánh giá tỷ lệ đạt mục tiêu đã đề ra
- Đánh giá hoạt động bằng đơn vị tiền.
Dưới đây sẽ là những vi dụ để chúng ta hiểu rõ hơn về thành quả hữu hình trong các hoạt động khác nhau. Đây chính là thành quả tạo ra sau khi giải quyết các vấn đề phát sinh trong công xưởng.
① Nâng cao chất lượng
- Giảm số lỗi phàn nàn (số tiền thiệt hại) phát sinh ngoài thị trường (từ khách hàng).
- Giảm số lỗi phát sinh (tiền thiệt hại) trong quá trình sản xuất.
- Giảm số hàng lỗi để lọt ra thị trường.
- Nâng cao độ hài lòng của khách hàng.
② Giảm chi phí
- Tiết kiệm chi phí quản lý chung.
- Giảm chi phí vật liệu sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Rút ngắn thời gian công việc xử lý giấy tờ.
- Giảm thời gian làm thêm giờ.
③ Nâng cao năng suất, rút ngắn kì hạn giao hàng
- Giảm số lượng hàng tồn kho.
- Rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng.
- Rút ngắn thời gian đối ứng lỗi bằng điện thoại
- Nâng cao hiệu quả cuộc họp.
- Rút ngắn thời gian thao tác.
- Rút ngắn thời gian chuẩn bị.
④ Nâng cao tính an toàn
- Triệt tiêu hoàn toàn tai nạn lao động.
- Triệt tiêu hoàn toàn tai nạn giao thông.
Thành quả vô hình
Thành quả vô hình là những thành quả mà chúng ta khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường hay khó thể hiện thông qua con số. Tuy nhiên, theo mình đây lại là yếu tố rất quan trọng để tạo ra cảm hứng hoạt động của các thành viên nhằm duy trì hoạt động nhóm QC và đưa ra thành quả hữu hình đã giới thiệu ở trên.
Thành quả vô hình được đánh giá bằng cách:
- Xem xét và đánh giá mức độ của các yếu tố như: Thể chất và không khí làm việc trong bộ phận, ý thức/thái độ/năng lực của nhân viên.
- Có thể đánh giá bằng cách sử dụng biểu đồ radar (Ví dụ: thái độ, sự tự tin, quan hệ với các thành viên khác, năng lực quản lý, năng lực kaizen…)
Dưới đây là một số ví dụ thực tế về thành quả vô hình mà hoạt động nhóm QC mang lại.
- Trang bị cho nhân viên khả năng lãnh đạo.
- Trang bị năng lực phát hiện vấn đề và thách thức.
Nếu bạn chưa hiểu về vấn đề và thách thức, có thể đọc thêm bài viết dưới đây.
[su_posts id=”256″ posts_per_page=”-1″ tax_operator=”AND” order=”desc” ignore_sticky_posts=”yes”]
- Trang bị khả năng quản lý và kaizen.
- Trang bị tính sáng tạo.
- Trang bị khả năng giao tiếp.
- Trang bị khả năng truyền đạt bằng lời nói và văn bản.
- Nâng cao năng lực và hiệu quả sử dụng máy tính
- Xây dựng được mối quan hệ với đồng nghiệp
- Cảm nhận được sự thú vị của công việc.
Nhìn vào danh sách những lợi ích mang lại từ hoạt động nhóm QC chúng ta sẽ hiểu vì sao mô hình này đã được nhân rộng và phát triển rộng rãi trên thế giới.
Bài tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách triển khai một nhóm QC nhé.