Blog Single

15 suy nghĩ căn bản trong Quản lý chất lượng ④

10. Tập trung vào trọng điểm

Tập trung vào trọng điểm là suy nghĩ trong giải quyết vấn đề nếu chỉ tập trung vào những vấn đề đơn giản nhìn thấy ngay thì sẽ không thể giải quyết tận gốc vấn đề. Thay vào đó, xếp những vấn đề khó nhưng có ảnh hướng lớn tới kết quả vào vị trí ưu tiên cao, rồi tiến hành giải quyết lần lượt từ trên xuống dưới.

Trong quá trình phân tích nguyên nhân, chúng ta thường dùng biểu đồ Pareto để biểu số lượng cũng như mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố để tìm ra yếu tố có mức độ ảnh hưởng cao nhất và tập trung giải quyết trước.

Một điều chúng ta nên chú khi sử dụng suy nghĩ này đó là việc lựa chọn trọng điểm phải dựa trên đánh giá tổng thể (toàn công ty) chứ không nên chỉ đánh giá trong một bộ phận nhất định vào đó.

11. Quản lý dựa trên sự thực

Sự thực chính là những việc xảy ra trong thực tế hay những việc đang xảy ra ở hiện tại. Trong quản lý chất lượng, suy nghĩ và phán đoán nên dựa trên sự thực, tránh những suy nghĩ cảm tính, chủ quan.

Quản lý dựa trên sự thực là suy nghĩ, phán đoán, hành động dựa trên dữ liệu thu thập được từ thực nghiệm hoặc kết quả quan sát tại hiện trường, hiện vật. Hoạt động quản lý chất lượng hay hoạt động của Câu lạc bộ QC cũng được tiến hành dựa trên suy nghĩ này.

Trong quá trình quản lý dựa trên sự thực, chúng ta cần lưu ý những điểm sau:

  1. Thực hiện trệt để chủ nghĩa “3 hiện” (Hiện trường, hiện vật, hiện thực): Đến tận tơi (hiện trường), xác nhận hiện vật và nắm bắt hiện thực.
  2. Thực hiện chủ nghĩa “3 hiện + 2 Nguyên”: ngoài “3 hiện” ở trên, chúng ta có hai yếu tố nữa là Nguyên lýnguyên tắc. Có nghĩa là mọi hành động phải được thực hiện trên căn bản là 3 hiện và theo một nguyên lý hay nguyên tắc rõ ràng.
  3. Dành thời gian để quan sát hiện tượng, hiện trường và hiện thực.
  4. Biểu thị những gì đã quan sát bằng dữ liệu.
  5. Dữ liệu thể hiện hiện thực không hẵn chỉ có dữ liệu số, chúng ta còn có để sử dụng dữ liệu ngôn ngữ, hình ảnh hay video.
  6. Phân chia giữa nguyên nhân và kết quả (hiện tượng) để suy nghĩ.
  7. Tập trung vào sự sai lệch để đánh giá.
  8. Phân tầng và phân tích triệt để
Sơ đồ tổng thể phương pháp quản lý dựa trên sự thực
Sơ đồ tổng thể phương pháp quản lý dựa trên sự thực

12. Trực quan hoá

Trực quan hoá được định nghĩa là phương pháp biểu thị các loại thông tin một cách trực quan thông qua việc sử dụng biểu đồ hoặc đồ thị nhằm mục đích chia sẻ thông tin để sớm phát hiện cũng như giải quyết vấn đề.

Trực quan hoá được kì vọng mang lại những hiệu quả sau:

  1. Sớm phát hiện và giải quyết vấn đề.
  2. Công khai, chia sẻ thông tin nhằm thúc đẩy hoạt động kaizen một cách tự giác.
  3. Hiện thị hoá vấn đề để đưa ra phương án chống tái phát.

Đặc biệt, việc trực quan hoá những nguy cơ tiềm ẩn, phàn nàn của khách hàng là một cách hữu hiệu để chúng ta có thể nhìn thấy những vấn đề tiềm ẩn để tìm được manh mối giải quyết.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

viVietnamese