Blog Single

Công việc bắt đầu từ “tìm kiếm vấn đề”

Chúng ta thường muốn quay lưng lại với vấn đề, nhưng nếu bỏ mặc vấn đề như vậy thì chắc chắn nó sẽ tái phát. Đầu tiên, việc quan trọng là phủ định hiện trạng.

Ở Toyota, vấn đề lớn nhất là “không có vấn đề”. Ngay cả những nơi làm việc và công việc khi nhìn thoáng qua có vẻ như đang tiến triển rất tốt, chắc chắn cũng ẩn chứa nhiều vấn đề. Công việc có thể được nâng lên cấp độ cao hơn bằng cách phát hiện và giải quyết vấn đề đó.

Theo đó, ở Toyota mọi người luôn coi trọng suy nghĩ luôn đặt nghi vấn “cách làm hiện tại chưa phải là cách làm tốt nhất!”. 

Tuy nhiên, thông thường “vấn đề” thường bị xem như là thứ rất phiền hà, rắc rối.

Nguyên tắc giải quyết vấn đề đi tìm nguyên nhân chính gây ra vấn đề và giải quyết nó. Nếu không làm như vậy việc giải quyết vấn đề sẽ trở nên giống như điều trị theo triệu chứng, và những vấn đề tương tự sẽ tái phát.

Tại công ty mà chuyên gia đào tạo của chúng tôi đến chỉ đạo, cho dù vấn đề có phát sinh họ cũng không có suy nghĩ về việc triệt tiêu nguyên nhân gây ra vấn đề. Họ không có cách giải quyết căn bản ngăn chặn tái phát vấn đề mà chỉ điều trị theo triệu chứng bằng cách tăng số lượng nhân viên kiểm tra xem vấn đề có phát sinh hay không.

Nếu tăng số lượng người kiểm tra, giả sử vấn đề có phát sinh thì cũng có thể phát hiện được trước khi gây ảnh hưởng đến khách hàng. Tuy nhiên, nếu không loại bỏ nguyên nhân gây ra vấn đề thì không thể xoá bỏ nguy cơ vấn đề tương tự tái phát. Và khi vấn đề tái phát lại phải tiếp tục tăng số lượng người kiểm tra. Vòng luẩn quẩn này cứ thế lặp đi lặp lại.

Khi có phát sinh vấn đề, cần truy tìm nguyên nhân và giải quyết tận gốc. Bằng cách này, chất lượng công việc sẽ được nâng cao. Theo ý nghĩa này, có thể nói vấn đề không phải là “thứ phiền hà, rắc rối” mà là “một núi kho báu”.

_______________________________

Tham khảo: Thói Quen Của Toyota – Nghệ Thuật Nâng Cao Năng Suất Công Việc

Chi tiết: https://bit.ly/3AWWAFv