Tương tự với tất cả các hoạt động khác, sản xuất dự đoán cũng bắt đầu bằng việc lên kế hoạch bán hàng và lưu kho.
Đặc trưng của sản xuất dự đoán là nhà sản xuất sẽ tự tìm hiểu thị trường, nắm bắt nhu cầu và từ đó phát triển sản phẩm. Doanh số của sản phẩm sẽ quyết định sự sống còn của doanh nghiệp nên khâu lên kế hoạch thực sự rất quan trọng.
Đặc trưng và tầm quan trọng của việc lên kế hoạch
Quản lý sản xuất bao gồm ba công việc chính: “Lên kế hoạch – Ra chỉ thị và sản xuất – Quản lý kế quả và tiến độ”. Trong đó, việc lên kế hoạch là quan trọng nhất và có thể nói đây là khâu quyết định tới lợi nhuận hay sự phát triển của một công ty. Tuy nhiên, việc lên kế hoạch lại đóng vai trò “anh hùng thầm lặng” khi ít được quan tâm hơn so với hoạt động nhận đơn hàng (ký hợp đồng) hay xuất kho (bán hàng). Cũng dễ hiểu phải không các bạn, bởi lên việc lên kế hoạch không mang lại thành quả tức thời giống như bạn kí được một hợp đồng với khách hàng.
Tuỳ theo đơn vị thời gian mà kế hoạch sản xuất được chia thành:
- Kế hoạch dài hạn: tính theo đơn vị tháng
- Kế hoạch trung hạn: tính theo đơn vị tuần
- Kế hoạch ngắn hạn: tính theo đơn vị ngày
Ngoài ra, chúng ta còn có:
- Kế hoạch bán hàng: quyết định mục tiêu lợi nhuận.
- Kế hoạch lưu kho: quyết định số lượng lưu kho, đây sẽ là cơ sở để tính toán kế hoạch sản xuất.
- Kế hoạch sản xuất: Quyết định số lượng và năng lực sản xuất.
- Kế hoạch cung ứng: Quyết định số lượng chi tiết sẽ mua vào.
Mỗi dạng kế hoạch này sẽ được triển khai cùng với kế hoạch dài, trung và ngắn hạn.
Quản lý sản xuất bắt nguồn từ kế hoạch bán hàng
Kế hoạch bán hàng sẽ có xuất phát điểm là “sản xuất một sản phẩm bán được”. Kế hoạch bán hàng sẽ giúp chúng ta quyết định sẽ sản xuất sản phẩm gì, bán cho ai với số lượng bao nhiêu.
Do đó, kế hoạch sẽ là cơ sở để nhà sản xuất tính toán kế hoạch về con người, thiết bị, cũng như lượng chi tiết cần thiết.
Kế hoạch bán hàng cũng chỉ là dự đoán
Về căn bản, kế hoạch bán hàng cũng là kết từ dự đoán dựa trên nhu cầu của thị trường. Và nhu cầu cũng là do chúng ta dự đoán.
Có hai cách dự đoán nhu cầu của thị trường.
- Dự đoán theo cảm tính: Giống như một người bán hàng lâu lăm sẽ cảm nhận được đâu là thời điểm dễ bán hàng để nhập trước hàng. Ví dụ, trước tết các đại lý sẽ nhập nhiều hàng hơn do dự đoán được nhu cầu tăng cao.
- Dự đoán theo thống kê: Thay vì dựa vào cảm tính chúng ta sử dụng số lượng thông kê trong quá khứ để lên kế hoạch. Ví dụ, cùng thời điểm năm trước chúng ta bán được 1000 sản phẩm. Vậy kế hoạch năm nay sẽ được tính đựa trên con số 1000. Hình dưới sẽ cho chúng ta thấy ba phương pháp dự đoán để lên kế hoạch bán hàng. Một là sử dụng số liệu trung bình đã thực hiện trong quá khứ. Hai là nhân số lượng sản xuất trong quá khứ với một hệ số. Thứ ba là lên kế hoạch dựa vào số lượng sản xuất thực tế trong từng mùa trong quá khứ.