Mieruka có nghĩa là trực quan hoá. Đây là một công cụ giúp chúng ta dễ dàng nhận ra vấn đề hơn.
Ví dụ, một danh sách dữ liệu và một chiếc biểu đồ thì cái nào sẽ cho chúng ta nhận ra vấn đề nhanh hơn? Tất nhiên là biểu đồ phải không các bạn.
Đây là một công cụ rất thú vị và hiệu quả trong giải quyết vấn đề.
Chúng ta cùng đi vào câu chuyện ngày hôm nay với chủ đề trực quan hoá điểm giới hạn nhé.
– A: Vẫn chưa về sao thằng bạn?
– B: Tao phải kiểm tra hết số dầu này mới về được.
– A: Sao mày lại phải đo lại toàn bộ các thùng vậy?
– B: Mỗi máy dùng một loại dầu khác nhau nên tao phải đo số còn lại để còn biết đặt hàng cho kịp chứ nhìn bên ngoài sao biết còn bao nhiêu. Cũng có hôm tao quên không kiểm tra, hết dầu, máy dừng chạy và tao bị sếp mắng.
– A: Vậy là mày cần một cách khác để quản lý lượng dầu còn lại một cách chính xác hơn. Mày thử dùng cái bình này xem sao? Tao còn thêm sẵn một cái vạch đỏ đấy.
….
– B: Ôi, thế là từ nay tao không phải đo lượng dầu còn lại hàng ngày nữa rồi. Tao có thể quản lý lượng dầu còn lại bằng “một ánh mắt”.
Trước Kaizen
Sau Kaizen
Câu chuyện kaizen sẽ là chuyên mục mình tổng hợp những ví dụ kaizen đã thực hiện trong công xưởng tại Nhật Bản. Đây tuy là những ví dụ đơn giản đi kèm với câu chuyện hư cấu do mình tự nghĩ ra nhưng mình hi vọng những câu chuyện này lại là một gợi ý cho một ai đó hay một công xưởng nào đó ở Việt Nam. Bạn có thể tìm đọc thêm các ví dụ kaizen khác tại đây.