Blog Single

15 suy nghĩ căn bản trong Quản lý chất lượng ①

Quản lý chất lượng là hoạt động đảm bảo để nhà sản xuất đảm bảo có thể mang đến cho khách hàng sản phẩm và dịch vụ thoả mãn đúng với nhu cầu của họ. Đây là hoạt động sống còn để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mỗi công ty. Hôm nay tôi sẽ giới thiệu với các bạn những suy nghĩ chính trong quản lý chất lượng để chúng ta có cái nhìn tổng quát về hoạt động của người quản lý chất lượng trong các công xưởng sản xuất.

Đây là những suy nghĩ căn bản nhưng rất quan trọng đối với một nhân viên quản lý chất lượng.

1. Mức độ hài lòng của khách hàng

Mức độ hài lòng của khách hàng chính là trạng thái khách hàng cảm thấy nhu cầu của mình về sản phẩm hay dịch vụ được đáp ứng đầy đủ.

Ngoài mức độ hài lòng của khách hàng, các công ty sẽ thường rất quan tâm đến hai khái niệm khác nữa là market-in và product-out. Market-in chính là cách suy nghĩ coi khách hàng là số một. Các công ty hoạt động theo suy nghĩ này sẽ điều tra thị trường, tìm kiếm nhu cầu của khách hàng để cung cấp sản phẩm và dịch vụ tương ứng. Chúng ta có coi các công ty sản xuất điện thoại thông minh của Trung Quốc là ví dụ tiêu biểu. Ngược lại, những công ty tuân thủ theo suy nghĩ product-out sẽ tự tạo ra sản phẩm rồi rồi tìm cách khơi dậy nhu cầu của khách hàng để xây dựng thị trường. Điển hình cho dạng công ty này chính là Apple.

Đối với một công ty, mức độ hài lòng của khách hàng không chỉ được đánh giá thông qua hoạt động marketting phù hợp với nhu cầu của thị trường mà việc nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng lượng khách hàng quay lại mua sản phẩm, tăng khả năng bảo vệ bản quyền… cũng là những hoạt động rất quan trọng.

Ngoài ra, một sản phẩm được tạo ra từ rất nhiều chi tiết và không phải lúc nào nhà sản xuất đó cũng có thể để chế tạo được toàn bộ những chi tiết mà mình sử dụng. Vì vậy, việc liên kết với các nhà cung cấp chi tiết để cùng nhau thúc đẩy hiệu quả hoạt động quản lý chất lượng cũng rất cần thiết. Trong trường hợp cần thiết, chúng ta cũng nên hỗ trợ các nhà cung cấp để cùng đảm bảo chất lượng sản phẩm, tạo ra lợi nhuận và xây dựng mối quan hệ hai bên cùng có lợi.

2. Chất lượng là số một

Để một công ty có thể phát triển ổn định thì công ty đó không nên chỉ tập trung vào lợi ích trước mắt. Thay vào đó, nhà quản lý nên chú trọng đến suy nghĩ chất lượng là số một để có thể cung cấp những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được mong muốn của khách hàng. Để làm được điều này không thể thiếu được sự hợp tác, chia sẻ suy nghĩ và cùng hành động của tất cả nhân viên và các bộ phận trong công ty.

Chất lượng là số một chính là suy nghĩ coi chất lượng là yếu tố hàng đầu, thông qua đó nâng cao tính sản xuất và giảm lượng tồn kho.

Đương nhiên, để một công ty có thể tồn tại và phát triển thì việc đảm bảo lợi nhuận là rất quan trọng. Tuy nhiên, để công ty đó phát triển bền vững thì việc nâng cao lợi nhuận phải được thực hiện trên nền tảng suy nghĩ chất lượng là số một.

3. Công đoạn sau là khách hàng

Đây chính là cách suy nghĩ coi tất cả những người có liên quan hoặc sẽ bị ảnh hưởng tới công việc của bản thân chính là khách hàng.

Trong công ty, nếu ai cũng chỉ thực hiện công việc dựa trên lợi ích của bản thân thì công việc sẽ khó có thể tiến hành thuận lợi. Ví dụ, một tập hồ sơ được xếp gọn gàng theo danh sách có sẵn sẽ giúp công đoạn tiếp theo nhanh chóng tiếp nhận và xử lý. Vì vậy, khi tiến hành công việc bạn nên sẵn sàng nhận phản hồi từ công đoạn sau, và thường suy nghĩ cách để họ có thể hài lòng khi tiếp nhận công việc từ bản thân là rất quan trọng. Đừng quên rằng nếu công việc của bạn không có ích cho công đoạn sau thì nó hoàn toàn không có giá trị.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *