Bài viết trước chúng ta đã tìm hiểu về việc xây dựng chất lượng cho sản phẩm và công việc. Bài viết này, blogsanxuat sẽ giới thiệu chi tiết hơn về năng lực chất lượng.
Chắc các ban cũng tò mò rồi nhỉ?
Năng lực chất lượng là gì?
Năng lực chất lượng được định nghĩa là năng lực xây dựng chất lượng.
Ồ, sao mà đơn giản quá vậy. Thực ra, đây chỉ đơn thuần là định nghĩa thôi.
Năng lực chất lượng sẽ được hình thành bởi 3 yếu tố sau:
(1) Đào tạo con người.
(2) Xây dựng hệ thống.
(3) Sản xuất sản phẩm.
Đây chính là 3 yếu tố trụ cột trong quản lý chất lượng, cũng là yếu tố để xây dựng năng lực chất lượng. Mỗi yếu tố sẽ được xây dựng bởi những công cụ QC riêng biệt, mình sẽ giới thiệu ở phần sau bài viết này.
Những điểm cốt yếu để xây dựng chất lượng
Chúng ta có 3 điểm cốt yếu để xây dựng chất lượng.
(1) Trực quan hoá (Mieruka)
(2) Toàn nhân viên tham gia
(3) Phòng ngừa phát sinh
Đầu tiên cần (1)trực quan hoá để (2) toàn nhân viên tham gia thảo luận. Sau đó, mới tiến hành (3) phòng ngừa phát sinh sau khi nhận ra nguy cơ xảy ra lỗi.
Để triệt tiêu sản phẩm lỗi thì việc nhận ra là rất quan trọng. Muốn nhận ra thì cần mọi người cùng thảo luận. Mà để mọi người thảo luận được thì cần trực quan hoá vấn đề. Nói cách khác, trực quan hoá vấn đề không chỉ giúp giải quyết vấn đề hiện hữu mà còn giúp chúng ta phòng ngừa phát sinh vấn đề.
Tất cả cùng tham gia giúp cuộc họp có nhiều ý tưởng hơn. Với một người thì tri thức và tầm hiểu biết chắc chắn có giới hạn, bạn có thể giỏi thiết kế nhưng không thể giỏi cả kinh doanh lẫn hiểu các vấn đề trong sản xuất. Tất cả cùng tham gia cũng có nghĩa là một vấn đề nên được giải quyết bởi các thành viên đến từ nhiều bộ phận khác nhau như kinh doanh, thiết kế, sản xuất, chất lượng. Nhờ vậy, tất cả sẽ cùng lường trước các vấn đề có thể xảy ra đối với sản phẩm để đưa ra đối sách trước khi đi làm sản xuất hàng loạt. Đây chính là phòng ngừa phát sinh.
Công cụ Qc để xây dựng năng lực chất lượng
Đến đây, mình sẽ giới thiệu 17 công cụ QC giúp xây dựng năng lực chất lượng cho một nhân viên kỹ thuật . Đây chính là những công cụ tối thiểu mà nhân viên trong Toyota Group được đào tạo và yêu cầu sử dụng thành thạo. 17 công cụ này sẽ được chia làm 3 phần tương ứng với 3 yếu tố cấu thành nên năng lực chất lượng mà mình đã giới thiệu ở trên.
(1) Câu chuyện QC (Giải quyết vấn đề)
(2) KPT
(3) Ji Kotei Kanketsu (Xây dựng chất lượng trong từng công đoạn)
(4) Hệ thống đảo bảo chất lượng sản phẩm mới
(5) Quản lý trọng điểm
(6) Design Review (Đánh giá thiết kế)
(7) Hội nghị đảm bảo chất lượng (Hội nghị phán quyết khả năng tiến hành công đoạn tiếp theo)
(8) Phân tích Tại sao Tại sao
(9) Triển khai tính năng chất lượng (QFD)
(10) 7 công cụ QC và 7 công cụ QC mới
(11) Phân tích đa biến
(12) Kế hoạch thử nghiệm
(13) Phân tích sai hỏng trong thiết kế (DRBFM)
(14) FTA
(15) Thiết kế độ tin cậy/ Thực nghiệm đánh giá độ tin cậy
(16) Phân tích sai hỏng công đoạn (FMEA)
(17) QA network
Một số công cụ đã được mình giới thiệu trên trang web, mình sẽ chọn lọc và giới thiệu thêm những công cụ hữu ích và thường sử dụng trong công xưởng. Các bạn đón đọc nhé.
Các bạn có thể xem file ảnh lớn hơn tại đây.