Chúng ta có thể suy nghĩ quản lý dưới hai góc độ: Quản lý để duy trì(現状維持の管理)trạng thái hiện tại và quản lý để kaizen(改善の管理) trạng thái hiện tại. Hoặc có thể nói theo cách khác, quản lý bao gồm duy trì và kaizen.
1. Quản lý duy trì
Quản lý duy trì là việc tiêu chuẩn hoá cách thức thực hiện công việc để đạt chất lượng cao nhất dưới dạng tiêu chuẩn tác nghiệp. Và mọi nhân viên đều tiến hành công việc dựa trên những tiêu chuẩn này. Ngoài ra, việc quyết định trước những đặc tính để đánh giá thành qủa công việc tạo ra sẽ giúp chúng ta có thể biết được công việc có được tiến hành đúng so với tiêu chuẩn hay không. Những đặc tính này được gọi là đặc tính quản lý.
Đặc tính quản lý là những đặc tính rất quan trọng dùng để thể hiện chính xác, rõ ràng trạng thái của công đoạn hay chất lượng của sản phẩm. Ví dụ, đối với sản phẩm chúng ta thường có đặc tính về cường độ, đối với thao tác chúng ta có đặc tính về khối lượng công việc, hay trong công đoạn chúng ta có tỷ lệ sản phẩm lỗi.
Bằng việc thường xuyên theo dõi đặc tính quản lý và quyết định rõ ràng tiêu chuẩn phán đoán, chúng ta có thể phát hiện được ngay trạng thái bất thường khi có sự cố xảy ra. Đồng thời có thể tìm và loại bỏ nguyên nhân phát sinh sự cố để đưa về trạng thái bình thường,
2. Quản lý kaizen
Quản lý kaizen là việc thiết lập mục tiêu kaizen và tiến hành kaizen theo kế hoạch khi chúng ta không thoản mãn với hiện trạng
Trong quản lý kaizen, việc đầu tiên chúng ta cần nắm rõ được trạng thái hiện tại thông qua đặc tính quản lý. Tiếp đó, chúng ta cần xác định rõ ràng mục tiêu kaizen và lên kế hoạch để đạt được mục tiêu đó. Cuối cùng, vừa tiến hành kaizen, vừa nắm được tiến độ của hoạt động kaizen thông qua đặc tính quản lý.
Trong quá trình này, nếu hoạt động kaizen không tiến triển theo kế hoạch đã đề ra, chúng ta cần tìm nguyên nhân và loại bỏ những nguyên nhân này. Trong trường họp cần thiết, có thể xây dựng lại kế hoạch kaizen.